Mở đầu thông điệp ”Fides et ratio -Đức tin và lý trí”, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã viết: ”Đức tin và lý trí là đôi cánh nâng con người lên chiêm ngưỡng sự thật”. Khi nói ”chiêm ngưỡng sự thật”, Ngài muốn nói tới những câu hỏi nền tảng lớn của nhân loại, được đặt ra như nhau trong mọi nền văn hóa và qua hết mọi thời đại, vì những câu hỏi đó phát xuất từ đày lòng mỗi người: ”Tôi là ai? Tôi đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Cái gì sẽ đến sau cuộc sống tại thế này? Tại sao có sự dữ?”.

Khoa học và đức tin

Nguyễn Trọng Lưu

Mở đầu thông điệp ”Fides et ratio -Đức tin và lý trí”, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã viết: ”Đức tin và lý trí là đôi cánh nâng con người lên chiêm ngưỡng sự thật”. Khi nói ”chiêm ngưỡng sự thật”, Ngài muốn nói tới những câu hỏi nền tảng lớn của nhân loại, được đặt ra như nhau trong mọi nền văn hóa và qua hết mọi thời đại, vì những câu hỏi đó phát xuất từ đày lòng mỗi người: ”Tôi là ai? Tôi đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Cái gì sẽ đến sau cuộc sống tại thế này? Tại sao có sự dữ?”.

Ngày nay, có nhiều người muốn trốn chạy khỏi những tra vấn siêu hình đó, mà cũng có nhiều người lại muốn chối bỏ những khắc khoải hiện sinh này mà thay vào bằng những ý thức hệ không tưởng hay những thành quả của khoa học thực nghiệm – mà chung cục là chỉ muốn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi kiếp sống con người.

Từ ”khoa học”

Từ ”khoa học” hay được dùng một cách mông lung, không chính xác. Bởi nếu đứng một mình – từ ”khoa học” chỉ có nghĩa là một hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội hay tư tưởng tích lũy trong quá trình lịch sử, có mục đích phát hiện những quy luật khách quan của các hiện tượng và giải thích các hiện tương đó, chẳng hạn như khi chúng ta nói ”anh ta nghiên cứu vấn đề đó một cách rất khoa học”. Chính vì thế, nếu muốn hoàn toàn chính xác, rõ ràng, chúng ta phải ghép từ ”khoa học” này với một từ khác – chẳng hạn khoa học xã hội, khoa học nhân văn, khoa học thực nghiệm, hay ngắn gọn hơn, khi nói ”y khoa”, ”nha khoa”, ”dược khoa” … Nhưng ngày nay nhiều người đã giản luợc khái niệm ”khoa học” vào ”khoa học kỹ thuật” hay ”khoa học thực nghiệm”, như khi nói ”khoa học ngày nay tiến bộ lắm” – tức chúng ta có ý nói khoa học kỹ thuật càng ngày càng tìm biết được nhiều quy luật thực nghiệm, rồi đem áp dụng các quy luật đó chế tạo những máy móc phục vụ tiện ích cho con người.

Trong bài này – tôi cũng theo thói quen của ngôn ngữ nói – tạm giản luợc từ ”khoa học” vào ”khoa học kỹ thuật” -để tìm hiểu về ý nghĩa của khoa học kỹ thuật trong tương quan với con người – hay nói một cách khác, là để tìm hiểu xem khoa học có thể gạt bỏ những giá trị siêu linh của con người hay không.

Từ những thành quả của khoa học thực nghiệm …

Theo thiển ý của tôi, chúng ta là những người rất may mắn đang được hưởng dùng những thành quảđáng kể của khoa học kỹ thuật ngày nay.

Việc lên mặt trăng và lên hoả tinh (Mars ) nay đã trở thành chuyện bình thường, chứ không chỉ nằm trong mơ tưởng của Jules Verne hay của Hergé trong ”Tintin” nữa. Các chuyến du lịch trong không gian bây giờ đã trở thành một thú tiêu khiển của những nhà tỷ phú. Qua việc ”scanning” nhiều chứng bệnh nan y đã dược kịp thời phát giác và được chữa trị rất mau chóng. Qua máy”computer” với hệ thống ”internet”người ta chỉ cần dùng một tích tắc là đã có thể thông tin và liên lạc với hết mọi người ở khắp nơi trên thế giới.Ấy là chưa kể đến những nghiên cứu về ”fossiles” – tức những vật hóa thạch trong lòng đất – của khoa khảo cổ học,đã đưa lại cho con người những câu giải đáp qua bao nhiêu thế kỷ vẫn bị coi là bí ẩn.

Nhưng có một vấn đề rất nóng bỏng mà người ta đang còn bàn cãi rất nhiều, đó là vấn đề ”kloning”. ”Kloning” là việc lấy và cất giữ tinh trùng của con đực rồi cho thụ tinh với trứng của con cái, để tạo ra một sinh vật mới. Và từ đó, người ta đã rêu rao rằng khoa học đã làm ra được sự sống mà không cần đến Thiên Chúa. Nhiều nhà khoa học còn nghĩ đến việc phải làm đổi thay toàn thể vũ trụ, bằng việc”kloning”ra một hạng người mới – tạm gọi là hạng người ”siêu nhân”– không phải thứ siêu nhân nhưZarathoustracủa F. Nietzsche – nhưng là một loạt người được làm thụ tinh ở trong phòng thí nghiệm, từ tinh trùng tốt nhất của những người đàn ông có những ”gen”thông minh đặc biệt với trứng của đàn bà, để những con người sống trong vũ trụ này, chỉ còn là những con người thông minh xuất chúng mà thôi.

Xin lưu ý quý độc giả – là ở đây, tôi chỉ nêu lên sự kiện này mà thôi, chứ không bàn luận đến tính cách hợp pháp cũng như tính cách luân lý của vấn đề.

…đến vấn đề siêu linh của con người

Nhìn vào những thành quả của khoa học kỹ thuật ngày nay, nhiều người đã nghĩ rằng khoa học có sức mạnh vạn năng, sẽ giải quyết được hết mọi vấn nạn của con người, kể cả vấn đề siêu linh hay tôn giáo. Chẳng hạn Karl Marx (1818-1883) đã chủ trương rằng, khi khoa học tiến bộ, khi con người giàu có và một khi được san bằng giai cấp, thì tôn giáo sẽ bị hủy diệt: tôn giáo chỉ là thuốc phiện mê dân của nhóm giáo sĩ thống trị mà thôi. Hay đối với Sigmund Freud (1856-1939) tôn giáo chỉ là một ám ảnh tâm lý đè nặnglên con người, làm cho con người lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không thể trưởng thành toàn vẹn.

Nhưng nếu nghiên cứu đến tận cùng của vấn đề, chúng ta mới thấy rằng khoa học và tôn giáo là hai lãnh vực hoàn toàn khác biệt nhau, không thể lấy thành quả của khoa học để gạt bỏ tôn giáo mà cũng không thể lấy tôn giáo để khai trừ những khám phá của khoa học kỹ thuật.

Hãy làm một bảng so sánh giữa khoa học và tôn giáo để thấy rõ vấn đề hơn.

                                           Khoa học                              Tôn giáo

____________________________________________________________________

Đối tượng                          Vật chất                                 Tâm linh

Cụ thể, hữu hình                    Trừu tượng, vô hình

____________________________________________________________________

Phương pháp                    Thực nghiệm                         Tư duy

Quan sát sự kiện                     Suy tư, chiêm niệm

Lập giả thuyết                         Cầu nguyện

Làm thí nghiệm kiểm chứng      Mạc khải

______________________________________________________________________

Mục đích                          Trả lời câu hỏi ”thế nào?”           Trả lời câu hỏi ”tại

sao?”

Chỉ khám phá luật thiên nhiên mà không cấn biết từ đâu, do ai có những luật tự nhiên đó Tìm hiểu từ đâu, do ai mà có những luật tự nhiên đó

Chúng ta hãy lấy một vài thí dụ để hiểu chính xác và cặn kẽ định đề ”khoa học chỉ khám phá những luật thiên nhiên mà không cần biết từ đâu, do ai mà có những luật tự nhiên đó”.

Chẳng ai trong chúng ta lại không biết đến định luật Archimède. Nhưng Archimède chỉ là người khám phá được – chứ không tạo lập ra định luật về sức đẩy của nước.

Trái đất là một hành tinh trong thái dương hệ gồm có Mercure,Venus, Trái đất, Mars, Jupiter, Saturne,Uranus, Neptune và Pluton. Thái dương hệ lại nằm trong Giải Ngân Hà” (Voie Lactée;Milky Way) có chừng 200 tỷ (200.000.000.000) ngôi sao – mà cho tới nay các nhà thiên văn học mới chỉ khám phá được khoảng 70 tỷ ngôi sao mà thôi. Ngoài mặt trời, ngôi sao gần chúng ta nhất – là “Proxima” nằm trong “chòm Alpha Nhân Mã” (Alpha du Centaure), cách chúng ta chừng 41 ngàn tỷ cây số. Các nhà thiên văn học phải tính khoảng cách ấy bằng “năm ánh sáng” (l’année lumière). Mà vận tốc của ánh sáng là 300 ngàn cây số một giây. Vậy, trong một năm, ánh sáng đi được 9,5 ngàn tỷ cây số. Muốn “bay” nhanh bằng ánh sáng để lên tới sao Proxima, chúng ta phải mất tới 4 năm và 3 tháng.

Nhưng tất cả những thành quả của khoa thiên văn đó chỉ là những khám phá chứ không phải là những tạo dựng.

Trở lại vấn đề ”kloning” mới nêu lên ở trên, chúng ta thấy rằng khoa học đã khám phá ra luật thụ thai trong thiên nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là khoa học đã tạo ra được sự sống. Khoa học chỉ biết lấy một sự sống đã có sẵn trong tinh trùng để cho thụ tinh với một trứng – chứ khoa học không hề tạo ra sự sống.

Đó cũng là điều mà Gottfried Wilhelm Leibniz(1646-1716) – nhà toán học vàtriết gia người Đức đã xác tín khi ông nói: “Thiên Chúa tính toán, sử dụng ý tưởng của Ngài, cho nên thế giới đã được tạo thành. Ngài quả là một nhà toán học vĩ đại và là một nhà luận lý vĩnh hằng.”(Dieu calcule, il exerce sa pensée, et le monde est créé. Dieu est avant tout le grand calculateur et l’éternel logicien.)

Hiểu như thế chúng ta mới thấy rằng nhiều lần chúng ta đã vô tình lấy những thành quả của khoa học để giải quyết những vấn đề siêu linh của con người, mà điều đó ngay từ nguyên tắc luận lý, đã hoàn toàn sai.

Bởi thế. chúng ta mới thấy rằng, dù có giỏi giang đến đâu, dù có giàu có đến đâu, con người lúc nào cũng sẽ bước tới một ngưỡng cửa sát kề với thần linh – và do vậy lúc nào con ngưởi cũng phải sống một chiều kích tâm linh, một chiều kích tôn giáo được đặt để tận trong sâu thẳm của tâm hồn, không có gì có thể gạt bỏ hay thay thế được – mà tôi đã từng phân tích trong bài ”Thiện căn ở tại lòng ta” và trong bài “Cây rừng còn xanh lá” (www.cdcgvn.dk). Chúng ta cũng vẫn còn tận mắt chứng kiến những chiều kích sống động của niềm tin qua những lễ nghi cầu nguyện tại các chùa chiền, nhà thờ, hay tại những trung tâm hành hương hoặc tận trong âm thầm của lòng mình mà chỉ mình mình mới biết, và đó là ý nghĩa sâu thẳm nhất của câu ”đại học chi đạo, tại minh minh đức”.

Khoa học củng cố chiều kích tâm linh

Từ những suy luận trên, chúng ta có thể kết luận rằng khoa học không thể chứng minh theo kiểu thực nghiệm kiểm chứng là không có Thiên Chúa hay có Thiên Chúa được, mà khoa học chỉ đưa con người đến chỗ phải nhận rằng ”phải có MỘT-ĐẤNG-TUYỆT-ĐỐI” thí lý trí mới thầy hoàn toàn hợp lý. Bởi nếu không, con người sẽ đi vào chỗ buồn nôn, phi lý như kiểu Jean-Paul Sartre,hay tuyệt vọng như F. Nietzsche, hoặc đi vào vòng tự hủy như Karl Marx mà thôi. Còn việc tư duy và tìm biết vềMỘT-ĐẤNG-TUYỆT-ĐỐI là lãnh vực của triết học và tôn giáo, chứ không phải là lãnh vực của khoa học thực nghiệm.

Điều đó cũng có nghĩa là khoa học sẽ giúp thanh lọc hết những mê tín, dị đoan để từ đó củng cố những chiều kích tâm linh nơi con người.

Chẳng hạn những khám phá khảo cổ học từ hang QũmranIsraellàm cho chúng ta biết chính xác về lịch sử tính của một con người mang tên Yêsutừ Nazareth, những ”fossilles”đào lên từ Ai Cập đã đem lại cho chúng ta những cái biết chính xác về hoàng hậuSaba và vua Salomon, được gọi là vua của khôn ngoan.

Cũng thế, những khám phá về các hành tinh khác trong không gian ngoài trái đất này, sẽ khai mở cho chúng ta một nhãn quan mới về vũ trụ bao la, đồng thời làm cho chúng ta cảm nghiệm về sự hiện hữu của Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo và đặt để những quy luật trong thiên nhiên mà sự tìm biết của con người, dù đã rất tiến triển, nhưng cũng mới chỉ là những hạt muối trong biển cả mênh mông.

Hãy tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta lý trí và hãy dùng lý trí đó để nhận ra chỗ đứng bé nhỏ của mình trong vũ trụ, để ca tụng, cám tạ Đức Chúa và rồi cùng chung vai với anh em đống bào dựng xây một thế giới tốt đẹp đầy tìn