Nguyễn Trọng Lưu

 

Lòng sùng kính Đức Mẹ của người công giáo

Người công giáo rất có lòng sùng kính Đức Mẹ – như chúng ta thấy, trong tháng 5 có tới 8 ngày lễ kính Đức Mẹ:

  1. Lễ Đức Mẹ là Nữ Vương Ba Lan ngày 3.5

Nhân kỷ niệm ngày hiến pháp Ba Lan 3.5.1791, Đức Giáo Hoàng Piô 11 vào năm 1923 đã ấn định ngày 3.5 hàng năm là lễ kính Đức Mẹ là Nữ Vương nước Ba Lan.

  1. Lễ Đức Mẹ Li Băng, chúa nhật thứ nhất của tháng 5

Năm 1908, một đền thờ được xây dựng trên một ngọn núi gần Harissa nước Li Băng nhìn ra Địa Trung Hải để dâng kính Đức Trinh Nữ Maria. Đức Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Maronite đã dâng cho “Đức Mẹ Li Băng” và thiết lập lễ kính tước hiệu này của Mẹ vào chúa nhật thứ nhất tháng 5.

  1. Lễ Đức Mẹ Châu Âu, ngày 5.5

Tại một đền thờ ở Gibraltar, Anh, Giáo Hội đã dâng lục địa Châu Âu cho Đức Mẹ. Từ năm 1979, ngày lễ Đức Mẹ Châu Âu được mừng kính vào ngày 5.5 hàng năm, được gọi là “Ngày Châu Âu”.

  1. Lễ Đức Mẹ Mân Côi Pompeii, ngày 8.5

Năm 1883, Chân phước Bartolo Longo đã pháт hiện một đền thờ dâng kính Đức Mẹ Mân Côi ở tàn tích thành phố Pompeii, Ý. Ngài đặt một bức ảnh Đức Mẹ Mân Côi tại đây và sau đó trở thành một bức ảnh linh thiêng với nhiều phép lạ.

  1. Lễ Đức Mẹ Trung Hoa, thứ bảy thứ hai của tháng 5

Năm 1924, các Giám Mục Trung Hoa đã dâng hiến nước Trung Quốc cho Đức Mẹ Maria. Năm 1973, các ngài ấn định lễ kính Đức Mẹ Trung Hoa vào ngày thứ bảy thứ hai của tháng 5.

  1. Lễ Đức Mẹ Nhân Lành, ngày 22.5

Ngày 22.5.1527, tại Bovegno, Ý, Đức Mẹ hiện ra với một người phụ nữ nghèσ khó và ban nhiều ơn chữα lành xuống vùng này và từ đó có nhiều phép lạ được ghi nhận. Một đền thờ được xây dựng tại nơi đây và lễ kính Đức Mẹ Nhân Lành được tổ chức vào ngày 22.5.

  1. Lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, ngày 24.5

Tước hiệu “Đức Mẹ Phù нộ Các Giáo Hữu” được Đức Thánh Giáo Hoàng Piô 5 đặt ra và được Thánh Gioan Boscô cổ võ và loan truyền. Năm 1808, sau khi được vua Napoleonphóng thích, Đức Giáo Hoàng Piô 7 đã thiết lập lễ kính tước hiệu này của Đức Mẹ trong toàn thể Giáo Hội.

  1. Lễ Đức Mẹ Sinh Con Tốt Lành, ngày 29.5

Ở một số nước Tây Âu, ngày 29.5 người ta mừng kính lễ Đức Mẹ Sinh Con Tốt Lành để cầu nguyện cho các phụ nữ mang thai được sinh nở tốt đẹp, mẹ tròn con vuông.

Nhưng Đức Mẹ có vị trí nào trong các tôn giáo khác, nhất là trong Hồi giáo và Tin lành?

 

Premium Photo | Virgin Mary religion bible

 

Đức Mẹ và Hồi giáo

Có thể nhiều người không biết rằng Đức Mẹ rất được các tín đồ Hồi giáo mến yêu và tôn kính. Đức Mẹ là phụ nữ duy nhất được nhắc tên 34 lần trong kinh Koran – hơn cả số lần trong Kinh Thánh. Có cả một chương “Mariam – Mẹ Maria” – được các tín đồ Hồi giáo cho là chương hay nhất trong toàn bộ kinh Koran. Chương 3 trong kinh Koran là chương Imran, theo tên của thân phụ Đức Mẹ.

Kinh Koran nói về việc Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ Yêrusalem, về cuộc truyền tin, về sự thụ thai đồng trinh và về việc sinh Chúa Yêsu. Đức Mẹ được Hồi giáo nhận biết và tôn kính là người được thánh hóa và cao trọng nhất trong các phụ nữ: “Các thiên thần nói: “Lạy Mẹ Maria! Thiên Chúa đã chọn Mẹ và thanh tẩy Mẹ – chọn Mẹ hơn hẳn các phụ nữ ở mọi quốc gia. Lạy Mẹ Maria! Xin thờ lạy Thiên Chúa, xin phủ phục, và quỳ gối khi cầu nguyện – với những người cùng quỳ gối!” (Koran 3:42-43).

Thật vậy, điều ngạc nhiên đối với nhiều người công giáo là Hồi giáo chấp nhận “sự đồng trinh trọn đời” của Đức Mẹ – gián tiếp có nghĩa là ơn vô nhiễm nguyên tội – đó là hai tín điều chính về Đức Mẹ. Trong kinh Koran, Đức Mẹ được nhận biết là thụ tạo duy nhất không mắc tội tổ tông từ trước khi làm người, được giữ khỏi mọi tội suốt cả đời. Chúng ta đọc thấy lời cầu nguyện của Đức Mẹ trong kinh Koran: “Lạy Chúa, con dấn thân phục vụ Ngài từ trong lòng con. Xin Ngài thương nhận. Chỉ mình Ngài lắng nghe và thấu suốt mọi sự”. Và khi Đức Mẹ sinh Chúa Con, Đức Mẹ nói: “Lạy Chúa, con được gọi là mẹ của Người. Xin bảo vệ con và con cháu khỏi Satan… và xin Con Chúa chấp nhận con” (Koran 3:35-37).

Ở một phần khác, kinh Koran nói: “Thiên thần nói: “Hỡi Cô Maria, Allah đã chọn Cô và thanh tẩy Cô. Ngài đã chọn Cô hơn hẳn các phụ nữ khác. Hỡi Cô Maria, hãy tận hiến cho Thiên Chúa” (Koran 3: 42-43). Kinh Koran nói về sự đồng trinh của Đức Mẹ: “Đối với các tín hữu, Thiên Chúa thiết lập một tấm gương… Maria… người đã giữ mình đồng trinh và nơi cung lòng ấy, chúng ta hít thở Chúa Thánh Thần, Đấng đã làm Mẹ tin Lời Chúa và Kinh Thánh, đồng thời rất đạo hạnh” (Koran 66:11-12).

Đức Mẹ và đạo Tin lành

 

Càng ngày càng có nhiều học giả Tin lành xuất bản các phát hiện lòng sùng kính Đức Mẹ của ba vị đã thành lập đạo Tin lành là Martin Luther, John CalvinUlrich Zwingli  và  đức tin của các ngài vẫn phù hợp với giáo lý Công giáo. Trong ba vị này, Martin Luther là người sùng kính Đức Mẹ nhất.

 

Martin Luther

“Đức Kitô có là người duy nhất được tôn thờ? Hoặc Mẹ Thiên Chúa không được tôn kính? Đây là phụ nữ đã đạp đầu con rắn. Hãy nghe chúng tôi. Vì Chúa Con không từ chối điều gì”. Đó là câu nói của Martin Luther, nhà cải cách Tin lành hồi thế kỷ 16 và là người thành lập phong trào Tin lành ly khai với công giáo. Câu nói này được Martin Luther giảng tại Wittenberg vào tháng 1.1546, vài tháng trước khi ông qua đời. Điều đó cho thấy rằng Martin Luther tôn sùng Đức Mẹ cả đời và luôn tin mọi giáo lý về Đức Mẹ – Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh, lên trời, và ngay cả việc vô nhiễm nguyên tội. Chính ông đã viết và tin Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội – 300 năm trước khi Giáo Hội Công Giáo chính thức tuyên bố tín điều này vào năm 1854. Đây là cách hiểu của Martin Luther về Vô nhiễm nguyên tội: “Nhưng quan niệm khác, nghĩa là sự truyền thụ của linh hồn, đó là điều được tin thích hợp và đạo đức, là không có tội, để khi linh hồn được truyền thụ. Đức Mẹ cũng được tẩy sạch khỏi tội nguyên tổ và được trang điểm bằng ơn Chúa để nhận linh hồn thánh thiện đã được truyền thụ. Và như vậy, trong chính lúc Đức Mẹ bắt đầu sống thì Đức Mẹ đã không nhiễm tội…”.

 

Martin Luther luôn tin vào sự đồng trinh trọn đời của Đức Mẹ: “Vấn đề đức tin là Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa luôn đồng trinh”.

John Calvin

Khác với Martin Luther, John Calvin không khen Đức Mẹ như Martin Luther, dù ông không phủ nhận tầm quan trọng và sự nổi bật của Đức Mẹ trong lãnh vực đức tin. Cũng như Martin Luther, John Calvin tin Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và trọn đời đồng trinh: “Bà Elizabeth gọi Maria là mẹ Thiên Chúa, vì sự duy nhất của con người có hai bản tính của Đức Kitô, Đức Mẹ có thể nói rằng con người hay chết được tạo nên trong cung lòng Đức Mẹ cũng là Thiên Chúa vĩnh hằng!”

Còn đây là một vài khẳng định của J. Calvin khi nói về Đức Mẹ:

– “Không thể phủ nhận việc Thiên Chúa đã chọn và tiền định Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa Ngôi Con, và được ban cho sự kính trọng cao nhất”.

– “Tới ngày nay, chúng ta không thể hưởng phúc lành nơi Đức Kitô nếu không nghĩ đồng thời Thiên Chúa đã ban cho Đức Mẹ sự cao trọng, theo ý của Đức Mẹ chấp nhận là Mẹ của Con Một Thiên Chúa”.

 

Tài liệu của Ulrich Zwingli

– “Tôi đánh giá cao Mẹ Thiên Chúa, trọn đời đồng trinh và vô nhiễm nguyên tội”.

– “Thật thích hợp khi Chúa Con nên có một Người Mẹ Thánh”.

– “Loài người càng tôn thờ và yêu mến Chúa Kitô thì càng nên tôn kính và yêu mến Đức Mẹ.

Lòng sùng kính Đức Mẹ như vậy là một phần cơ bản của Tin lành. Các Giáo hội Tin lành hệ phái Luther vẫn tôn kính ảnh tượng Đức Mẹ. Và cả trăm năm sau khi Luther qua đời, hệ phái này đã dạy đề cao Đức Mẹ đồng trinh, là mẫu gương nhân đức của các Kitô hữu.

Tháng 12.2003, Đức Mẹ xuất hiện trên bìa 3 tạp chí lớn của Tin lành với hơn 500.000 ấn bản. Các bài viết ở cả 3 tạp chí kia đều đồng ý rằng các tín đồ Tin lành trong một thời gian khá lâu đã không chú ý đến Đức Mẹ – nhưng bây giờ là thời điểm các tín đồ Tin lành nên tái nhận biết vị trí của Đức Mẹ trong đạo Tin lành.

Nhiều sách về Đức Mẹ đã được các học giả Tin lành viết, để cổ võ người Tin lành nhìn sát hơn vào Đức Mẹ.

Mẹ của các dân tộc

Có thể có một mẫu số chung giữa các tôn giáo để có thể là nền tảng của cuộc đối thoại lâu dài vào một ngày nào đó, để tạo sự kết hợp giữa các tôn giáo mà chúng ta thấy ngày nay: “Đức Mẹ của mọi quốc gia – Lady of All Nations”.

Hồi giáo duy trì việc đánh giá cao và tuyên bố Đức Mẹ là người cao trọng nhất. Tin lành bắt đầu nhận biết vị trí của Đức Mẹ trong tôn giáo của họ. Ngay cả người của các tôn giáo không độc thần như Phật giáo – cũng đã phát biểu rất uyên thâm và kính trọng về Đức Mẹ tại Lộ Đức. Đức Mẹ càng ngày lại càng là khởi điểm của việc đối thoại trong các hội nghị đại kết liên tôn.

Đức Mẹ đã vượt qua mọi rào cản giáo lý, là ánh sáng soi vào nơi thâm sâu nhất và tối tăm nhất của bóng tối. Đức Mẹ là dấu hiệu của sự kết hợp, không bao giờ chia rẽ chúng ta. Thật vậy, dù tôn giáo nào hoặc giáo phái nào, mọi người đều thấy dễ chấp nhận là Người Mẹ tốt nhất trong lịch sử, đạo hạnh nhất, kính sợ Chúa nhất, mạnh mẽ nhất, và sùng kính nhất.

Điều này chính xác vì “cương vị làm mẹ” của Đức Maria mà Mẹ có thể được gọi là “Mẹ của các dân tộc”, Người Mẹ đã được Đức Kitô trao ban cho nhân loại, khi Ngài bị treo trên thập giá: “Đây là mẹ con!” (Yoan 19,27).

Có lần Martin Luther còn nói: “Việc tôn kính Đức Maria được khắc ghi sâu đậm trong trái tim con người”: “Trong sâu thẳm của mọi tâm hồn, dù tôn giáo nào hoặc dù dân tộc nào, đều được ghi khắc sự khao khát tự nhiên và tình yêu tự nhiên đối với Người Mẹ của các quốc gia, một ngày nào đó, nhờ lời cầu nguyện của chúng ta, sẽ quy tụ mọi con cái dưới bóng Mẹ”.

“Nhờ Mẹ đến với Chúa Yêsu. Con hoàn toàn thuộc về Mẹ và mọi sự của con đều là của Mẹ. Con xin dâng Mẹ tất cả mọi sự của con. Lạy Mẹ Maria, xin ban cho con trái tim của Mẹ.”