Sau khi đã tra cứu những nguyên tắc căn bản để tìm hiểu vai trò của lý trí và phần đóng góp của khoa học trong tương quan với đức tin qua bài ”Khoa học và đức tin”, Nguyễn Trọng Lưu, www.cdcgvn.dk) – bây giờ chúng ta đi vào hai vấn đề căn bản mà nhiều người hay dùng để chống đối và lên án đạo công giáo là tin mù quáng, đi ngược lại với những khám phá mới của khoa học – được hiểu là khoa học về thiên nhiên (naturvidenskab) – mà phương pháp được dùng là quan sát sự kiện, lập giả thuyết và làm thí nghiệm kiểm chứng dựa vào nguyên lý nhân quả. Đó là ”việc tạo dựng””thuyết tiến hóa”.

Việc tạo dựng và thuyết tiến hóa

 

Nguyễn Trọng Lưu

Sau khi đã tra cứu những nguyên tắc căn bản để tìm hiểu vai trò của lý trí và phần đóng góp của khoa học trong tương quan với đức tin qua bài ”Khoa học và đức tin”, Nguyễn Trọng Lưu, www.cdcgvn.dk – bây giờ chúng ta đi vào hai vấn đề căn bản mà nhiều người hay dùng để chống đối và lên án đạo công giáo là tin mù quáng, đi ngược lại với những khám phá mới của khoa học – được hiểu là khoa học về thiên nhiên (naturvidenskab) – mà phương pháp được dùng là quan sát sự kiện, lập giả thuyết và làm thí nghiệm kiểm chứng dựa vào nguyên lý nhân quả. Đó là ”việc tạo dựng” ”thuyết tiến hóa”.



Việc tạo dựng trong ”Sáng thế ký”, chương 1 và 2

Một vài ghi chú tổng quát

Việc đầu tiên phải minh định một cách rõ ràng và chính xác rằng hai chương đầu của ”Sách sáng thế trong Cựu Ước không phải là những bài nghiên cứu về khoa học, cũng không phải là những tường thuật mang tích cách tuần tự trước sau (chronologie) về các diễn tiến xảy ra khi bắt đầu có vũ trụ – mà hai chương này chỉ làmột thứ ”hồi niệm” (”flash back”) về vũ trụ và con người trong chiều hướng tôn giáo. Khi nói ”trong chiều hướng tôn giáo” là chúng ta đã khẳng định rằng mục đích của hai chương đầu tiên trong toàn bộ Kinh Thánh là đặt con người vào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa – thế nên phải đọc những chương này trong tâm tình của các thụ tạo đang mong chờ ơn cứu rỗi.

Hơn nữa, vì Thiên Chúa đã mạc khải cho con người qua một dân tộc cụ thể là dân Do Thái, nên phải đọc những chương Thánh Kinh này trong tâm tình và văn hóa của người Do Thái cách đây mấy ngàn năm trước. Điều đó có nghĩa là – các tác giả viết Kinh Thánh cũng là những người Do Thái, nên đã dùng những kiểu nói, những kiến thức của người Do Thái thời đó đễ diễn tả những suy tư thần học về vũ trụ và con người. Chẳng hạn những thuật ngữ mô tả Thiên Chúa Đấng Tạo Dựng như một người thợ gốm, việc đặt tên, việc hà hơi vào con người … là những kiểu nói mang đầy ý nghĩa mà người Do Thái thời đó hiểu và dùng.

Cuối cùng, cũng cần phải nhắc đến những thuật ngữ Thánh Kinh dùng – thường được gọi là ”kiểu nói như nhân”(anthropomorphisme) – tức kiểu nói hình dung và mô tả Thiên Chúa vô hình như một con người hữu hình có chân tay, mắt, mũi, biết nghe, nói, biết yêu thương, giận dữ trả thù và phải lao động trong sáu ngày để rồi đến ngày thứ bảy cũng cần phải nghỉ ngơi! Dĩ nhiên các tác giả Kinh Thánh vẫn biết Thiên Chúa không phải là con người có thịt xương như chúng ta, nhưng những kiếu nói đó lại hé mở cho chúng ta một chiều kích khác về Thiên Chúa: Ngài là một hiện hữu sống động, luôn yêu thương và chở cho cho con người và con người cũng phải mến yêu Ngài lại.

Từ hai bản văn về việc tạo dựng …

Thực thế, có đến hai bản văn trái ngược nhau nói về việc tạo dựng vũ trụ và con người trong hai chương đầu của sách Sáng thế ký (Stk), mà nếu đem so sánh, chúng ta sẽ thấy:


Như thế, chúng ta có thể kết luận được rằng, ít nhất đã có hai người viết hai bản văn khác nhau về việc tạo dựng vào hai thời điểm khác nhau – mà các nhà khảo cứu Kinh Thánh gọi là hai truyền thống: bản văn 1 thuộc về ”truyền thống tư tế”, thành hình vào khoảng năm 500 trước công nguyên, còn bản văn 2 thuộc về ”truyền thống Yahvist”, thành hình vào khoảng năm 1000 trước công nguyên.

Cũng qua những nhận xét trên đây, chúng ta còn thấy rằng kết cấu của hai bản văn đó có tính cách giả tạo và do thế hai bản văn đó không phải là một thiên phóng sự (reportage) mang tích chất khoa học hay một thứ tường thuật sử liệu, mà đây chỉ là một bài tuyên xưng đức tin, một bài giáo huấn tôn giáo – mục đích dạy rằng Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả.

…đến cái nhìn phê phán của khoa học

Điều chúng ta muốn nói ở đây, là tìm hiểu những ”lủng củng” của hai bản văn này với cặp mắt phê phán của khoa học ngày nay.

Chẳng hạn câu đầu tiên trong Kinh Thánh (Stk 1, 1) viết: ”Khởi đầu Thiên Chúa đã tạo dựng nên trời và đất. Đất trống không và chỉ toàn là tăm tối và Thần Khí Chúa bay là là trên mặt đất”. Như vậy thì Thiên Chúa đã tạo dựng nên trời và đất ngay từ lúc nào rồi, đâu cần gì phải đởi đến ngày thứ hai, ngày thứ ba Thiên Chúa mới tách biệt đất liền ra khỏi biển khơi?

Mà nếu chỉ có tối tăm không thôi, chưa có con người, thì ai đã nhìn và nghe được Thần Khí Chúa bay là là trên mặt đất? Sáng thế ký chương 1, câu 27 viết rằng ngày thứ sáu Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ: ai được tạo dựng trước đây? Chàng hay nàng? Mà được tạo dựng như thế nào? Còn nếu theo Sáng thế ký chương 2, câu 7, thì Thiên Chúa đã lấy bùn đất nặn ra đàn ông trước, rồi Ngài hà hơi vào mũi để trao ban sự sống cho chàng. Mãi đến câu 21, Thiên Chúa mới làm cho người đàn ông ngủ mê mệt rồi mới lấy xương sườn của chàng để tạo nên nàng: Thiên Chúa làm thế nào để cho chàng ta ngủ mê mệt? Đánh thuốc mê hay dùng một thủ thuật nào khác? Rồi Thiên Chúa lấy xương sườn của chàng bằng cách nào: giải phẫu chăng? Câu ”Sau khi tạo dựng nàng xong, Thiên Chúa mới dẫn nàng đến cho chàng” (Stk 2, 22) gợi lên cho chúng ta hình ảnh giống như Thiên Chúa có một ”klinik” hay một ”værksted” ở một chỗ nào đó để làm việc, rất cách xa vườn địa đàng (eden) mà chúng ta thường nghe. Nhưng tại sao Thiên Chúa tạo dựng cả một vũ trụ trời đất bao la mà Thánh Kinh chỉ nói đến vườn địa đàng mà thôi?

Điều đó một lần nữa lại cho chúng ta thấy rằng những chương đầu của Kinh Thánh không phải là một tường thuât khoa học về sự tạo dựng, mà chỉ là những suy tư thần học dẫn đưa con ngưòi vào đường cứu độ mà thôi.

Phê phán của triết học: vấn đề ”ex nihilo”

Một số triết gia lại đặt vấn đề tạo dựng một cách trừu tượng và căn bản hơn – mà người ta hay gọi là vấn đề ”ex nihilo – từ hư không”.

Lý luận của các triết gia này khởi từ nguyên lý ”cái có không thế phát sinh từ cái không” – nghĩa là không thể nào lấy ”cái không” có để làm ra ”cái có”. Cũng thế, việc sáng tạo từ hư không theo như mô tả trong hai chương đầu của sách Sáng Thế Ký là phi lý, bởi vì Thiên Chúa không thể lấy ”cái không” để làm ra ”cái có” được!

Như thế phải hiểu về việc tạo dựng như thế nào? Chúng ta hoàn toàn đồng ý rằng, ý niệm ”hư không” bắt buộc phải phát sinh từ ý niệm ”không hư không”- nghĩa là để có ý niệm về ”cái không” thì phải có ý niệm về ”cái có” trước đã. Theo như nguyên tắc vừa nêu, thì ”cái hư không” phải phát sinh từ ”cái không hư không”. Mà ”cái không hư không” – ngay từ khởi thủy – chỉ có thể là Thiên Chúa mà thôi, bởi chỉ có Thiên Chúa mới tự mình ”là”, tự mình ”có” hay tự mình ”hiện hữu” được, nếu không thì ý niệm về Thiên Chúa sẽ không còn là ý niệm hoàn toàn hợp lý về Thiên Chúa nữa. Mà quan niệm về một Thiên Chúa như vậy, thì bất cứ triết gia nào cũng phải đồng ý, vì đó là lập luận hoàn toàn hợp lý với lý trí con người. Như thế, khi nói ”Thiên Chúa tạo dựng trời đất từ hư không”, thì chúng ta lại càng thấy rõ ràng rằng tất cả đã được tạo dựng từ Thiên Chúa và do Thiên Chúa. Mà đó cũng chính là mạc khải cao siêu nhất Thiên Chúa đã tỏ lộ cho con người – khi ngôn sứ Maisen hỏi về bản tính và tên gọi của Thiên Chúa, lúc ông thấy ngọn lửa cháy trong bụi gai: ”Ta là Đấng Tự Hữu” – ”Ego sum, qui sum” – ”Jeg er den,  jeg er” (Sách xuất hành 3, 14).

Ngược lại nếu chúng ta đọc hai bản văn này trong cái nhìn thần học về ơn cứu độ, chúng ta mới cảm nghiệm được ý nghĩa tuyệt vời ẩn chứa trong đó.

Trước hết, hai bản văn tạo dựng được viết do hai tác giả khác nhau trong hai nhãn quan khác biệt. Bản văn thứ nhất muốn nói đến uy quyền của Thiên Chúa và muốn đặt con người như là chóp đỉnh của quyền năng sáng tạo mà các thụ tạo khác phải kính phục. Còn bản văn thứ hai lại quan niệm con người là trung tâm, là chủ của vạn vật ngay từ khởi đầu của công trình tạo dựng. Nhưng cả hai đều gặp nhau ở một điểm hội tụ này: con người được tạo dựng một cách đặc biệt và trực tiếp do quyền năng và ý định của Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa thực hữu của hai câu Kinh Thánh trong sách Sáng Thế Ký 1, 27 ”con người được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa” và đoạn 2, 7: ”Thiên Chúa hà hơi ban sự sống cho con người”.

Hơn thế nếu lời nói hay chữ viết chỉ là hệ thống những quy định để diễn tả hay truyền thông ý nghĩa – như các nhà ngữ học ngày nay thường dùng khi định nghĩa về ngôn ngữ gồm có hai phần ”message – sứ điệp””vehicule – ngôn từ”thì các cách diễn tả trong Sáng Thế Ký cũng chỉ là cách diễn tả của người Do Thái thời đó để truyền thông sứ điệp về ơn cứu độ trong chương trình của Thiên Chúa mà thôi. Bởi thế cho dù khoa học có khám phá và đặt ra những giả thuyết về khởi đầu vũ trụ và con người, – đặc biệt qua ”thuyết Big Bang””thuyết tiến hóa”, thì sứ điệp (budskab) trong Thánh Kinh lúc nào cũng có giá trị trường tồn.