Billedresultat for Cao Đài

Nguyễn Trọng Lưu

 

Khác với Khổng giáo, Lão Giáo và Phật Giáo là những đạo được thành lập và du nhập từ nước ngoài vào, đạo Cao Đài lại được thành lập ngay tại miền nam Việt Nam do ông Phủ Ngô Văn Chiêuông Lê Văn Trung vào năm 1926.

 

1. Nguồn gốc đạo Cao Đài

Tuy được chính thức thành lập vào năm 1926, nhưng thực sự đạo Cao Đài đã manh từ 7 năm về trước, tức từ năm 1919. Hồi đó, ông Phủ Ngô Văn Chiêu – một người đạo đức, luôn tin theo sự giáng khẩu của các thần linh – đang tòng sự tại Phú Quốc. Ông thường đứng bàn xoay để tiếp xúc với giới vô hình – và trong một cuộc cầu đồng, ông đã được một vị tự xưng là Cao Đài giáng đồng cho phép ông được tôn thờ Ngài dưới hình một con mắt. Sau đó, khi được thuyên chuyển về Sài Gòn, ông Phủ Chiêu lại được Đức Cao Đài giáng đồng trao cho ông nhiệm vụ tiếp xúc với các ông Lê Văn Trung (là một người lúc đầu cũng chỉ cờ bạc, trai gái, hút sách, nhưng sau được hồn nhà thơ Lý Bạch giáng đồng, bảo ông phải từ bỏ nếp sống sa đọa để phục vụ một đạo giáo mới); Phạm Công TắcCao Văn Cừ – và trao nhiệm vụ hướng dẫn các ông này trong việc thành lập và truyền bá đạo Cao Đài.

Đúng ngày 02.10.1926, bản tuyên ngôn thành lập Đạo Cao Đài đã được ký kết với 247 tín đồ. Hơn một tháng sau, vào ngày 14.11.1926 các tân tín đồ đã quy tụ về chùa Từ Lâm Tự (Tây Ninh) để làm lễ tấn phong các chức sắc trong đạo. Ông Lê Văn Trung được tôn làm Đức Giáo Tông, tức giáo chủ đạo Cao Đài, còn ông Phạm Công Tắc được làm hộ pháp – tức trưởng ban hành đạo. Sau này thánh thất được dời đến xã Long Thành – cũng ở Tây Ninh – và được coi là tòa thánh của Đạo Cao Đài.

Billedresultat for Đạo Cao Đài

2. Những giáo thuyết chính của Đao Cao Đài

2.1 Bốn nguyên tắc căn bản

Cao Đài là danh xưng của Đấng Tối Cao, được tỏ lộ qua các buổi cầu đồng. Đấng Tối Cao đã nhận thấy rằng các giáo chủ của các tôn giáo thường công kích và đả phá lẫn nhau, nên đây là lúc Ngài phải giáng đồng để thiết lập Đạo Cao Đài.

Đạo Cao Đài bao gồm chân lý của các đạo Phật, Lão, Khổng và Thiên Chúa Giáo. Giáo lý của đạo bao gồm 4 nguyên tắc sau đây:

.Về luân lý: nhắc cho mọi người bổn phận đối với mình, với gia đình, với xã hội và với nhân loại – như là đại gia đình của con người.

.Về triết lý: khuyên con người phải từ bỏ những ham muốn vật chất để tìm sự bình thản cho tâm hồn.

.Về thờ cúng: khuyên con người phải thờ Đấng Tối Cao và các bậc chư tiên: Thần, Phật, Thánh. Có thể thờ cúng tổ tiên, nhưng không được dùng đồ mặn và vàng mã.

.Về tâm linh: xác nhận sự trường tồn của linh hồn. Nhưng linh hồn có thể biến chuyển và chịu sự luân hồi – do ảnh hưởng của hành động từ kiếp trước.

Billedresultat for Cao Đài

2.2  Những người theo đạo

Trong Cao Đài có ba bậc:

  • Chức sắc: tức các vị lãnh đạo, những kẻ tu hành trong đạo. Những vị này tự ý diệt dục và ăn chay trường. Nếu chưa có vợ, thì không được lấy vợ, còn những người đã có vợ thì chỉ được coi vợ như một người bạn mà thôi. Chỉ có các chức sắc mới được cầu đồng để xin cơ bút.
  • Thời quản: các vị này tuy không tu như hàng chức sắc, nhưng phải tự ý sống đời hy sinh, hãm mình. Khi có cầu đồng, thì các vị thời quản sẽ được ngồi đồng.
  • Tín đồ: tất cả những người theo đạo, thường được chia thành hai loại: Thượng Thừa (phải để râu tóc và ăn chay diệt dục) và Hạ Thừa (chỉ buộc ăn chay ít nhất một tháng hai lần).

 Billedresultat for Cao Đài

 

3.  Tương quan giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình

Là một tổng hợp những đạo khác, nên theo giáo thuyết của Đạo Cao Đài – trong tương lai, đạo sẽ là tôn giáo chung của toàn thể nhân loại.

Đạo đặt một tương quan rất chặt chẽ giữa thế giới hữu hình và thế giới vô hình – mà chúng ta thấy nổi bật nhất ở hai khía cạnh: Đấng Tối Cao và thế giới người chết.

Vũ trụ chỉ có một Đấng Tối Cao duy nhất. Ngài là nguyên do của hết mọi loài. Đấng Tối Cao là vô hình, nhưng bên cạnh Ngài cón có vô số các thần linh giúp Ngài điều khiển vũ trụ.

Trung gian giữa Đấng Tối Cao và con người tại thế là thế giới người chết. Người chết là những trung gian mà Đấng Tối Cao dùng để chỉ dạy những giáo thuyết qua việc cầu đồng.

Đạo Cao Đài còn mệnh danh là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ: Đại Đạo tức con đường lớn; Tam là ba tức ba ngôi: Thượng là ngôi Phật, Trung là Ngôi Đức Yêsu và Hạ ngôi là đạo Cao Đài; Kỳ là thời, tức Đấng Tối Cao lúc nào cũng hiện diện trong không gian và trong thời gian; Phổ tức là sự hy sinh; và Độ là ơn cứu độ.

Như thế thì Đạo cao Đài là đạo lớn, dạy con người qua sự hy sinh hãm mình, biết tôn thờ Đấng Tối Cao để cuối cùng đạt được ơn cứu độ.

4. Giá trị của Đạo Cao Đài

Thực khó mà tìm được những điểm tương hợp giữa Đạo Cao Đài và đạo công giáo. Ngay cả việc chấp nhận một Đấng Tối Cao duy nhất và vô hình – thì Đạo Cao Đài vẫn không chấp nhận một Đấng Tối Cao toàn tri và toàn năng như bên công giáo – ấy là chưa kể đến những khác biệt về bản tính của Đấng Tối Cao và sự liện hệ của Ngài với con người trong công trình tạo dựng cũng như trong việc hoàn thành ơn cứu chuộc.

Nhưng nếu gạt đi những bất đồng về giáo thuyết, chúng ta thấy Đạo Cao Đài đã thực sự đề ra một vài đường hướng tu đức rất quý báu.

Trước hết là việc hãm mình, hy sinh. Muốn sống đạo phải chọn con đường từ bỏ. Đây cũng chính là điều mà Đức Kitô đã nói: “Ai muốn theo Thày, hãy bỏ mình, vác thánh giá mỗi ngày” (Mt.10, 38).

Đạo Cao Đài còn đề ra một tình thương đại đồng – không khác gì đức ái Kitô giáo. Mọi người đều là con một cha chung, nên phải yêu mến, đoàn kết và cầu nguyện cho nhau – nhất là cầu nguyện cho những người đã chết.

Nguyện xin ân sủng và bình an của Thiên Chúa hằng soi dẫn và bao bọc những anh em – tuy không cùng tôn giáo với chúng ta – nhưng hằng tôn thờ và cầu khẩn Ngài.