Status på coronavirus-udbruddet

“Cho dù bệnh dịch lan tràn trong đêm tối…” (Tv. 91, 6)

Nguyễn Trọng Lưu

Đại dịch SARS-CoV-2

Đại dịch ”SARS-CoV-2” (Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2)” – là bệnh gây ra chứng “viêm đường hô hấp cấp tính nặng 2 – do ”virus corona 2019 – COVID 19 – xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 31.12.2019, trong đợt bùng phát dịch virus corona ở thành phố Wuhan thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc và hiện nay đã lây lan đến hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới.

Virus corona  gây ra cảm mạo cùng với các bệnh tật khá nghiêm trọng như “hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)” và “hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS)”. Virus Corona kiểu mới này là phân dạng của virus corona mà từ trước tới nay chưa bao giờ phát hiện ở trong cơ thể người.

Dịch truyền nhiễm được phát hiện khi một nhóm người bị viêm phổi không rõ nguyên nhân, đã tiếp xúc chủ yếu với những người buôn bán tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bán động vật sống và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên – nhưng điều này vẫn đang còn nhiều tranh cãi. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày – và đến nay đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốtho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Ngày 09.01.2020 đã có hai người đầu tiên bị thiệt mạng vì virus này. Tính đến ngày 25.03.2020 trên thế giới đã có 422.614 người bị nhiễm virus và 18.892 người đã thiệt mạng (báo tuổi trẻ Việt Nam).

Ngày 12.01. 2020, Tổ Chức Y Tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV. Đến ngày 11.02.2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 – sau khi đã phân tích và tiến hành đo lường kiểm tra axit nucleic và xét nghiệm bộ gen ở mẫu vật lấy từ người bệnh.

As cases rise, how prepared is Europe for coronavirus? | News | Al ...

Sơ lược những đại dịch đã xảy ra trên toàn thế giới

Khi một dịch bệnh xuất hiện trên toàn cầu hoặc trên một khu vực địa lý rộng lớn, vượt qua biên giới quốc gia, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của nhiều người, nó sẽ trở thành đại dịch và được ghi lại trong lịch sử.

Dịch bệnh Athens – năm 430 trước công nguyên

Dịch bệnh Athens là đại dịch đã tàn phá thành phố Athens, Hy Lạp cổ đại trong cuộc chiến Peloponnesian (năm 430 trước công  nguyên) – đã làm cho 2/3 dân số Athėnes chết. Dịch bệnh Athens có các triệu chứng giống thương hàn, bao gồm, sốt, khát nước, cổ họng và lưỡi chảy máu, da đỏ và bị tổn thương. Dịch bệnh này đã là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên thất bại của dân Athens trước người Sparta.

Bệnh dịch hạch Antonine – năm 165 sau công nguyên

“Bệnh dịch hạch Antonine” còn được gọi là “bệnh dịch hạch Galen” – đặt theo tên của một bác sĩ Hy Lạp sống ở La Mã, người đã mô tả lại biểu hiện của căn bệnh này. Các học giả đã nghi ngờ đây là sự xuất hiện sớm của bệnh đậu mùa. Các triệu chứng bệnh bao gồm sốt, đau họng, tiêu chảy và xuất hiện các vết loét đầy mủ. Bệnh dịch này thường xuyên bùng phát trở lại đến năm 180 sau công nguyên. Dịch bệnh này đã tàn sát quân đội La Mã, trong đó có Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius.


Bệnh dịch hạch Cyprian – năm 250 sau công nguyên
 

Bệnh được đặt theo tên của vị Thánh Cyprian, người được cho là người đầu tiên mắc bệnh. Ngài đã ghi chép lại những biểu hiện của căn bệnh này như tiêu chảy, nôn mửa, loét cổ họng, sốt và hủy hoại tay chân. Các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh dịch hạch Cyprian xuất phát từ Ethiopia, vượt qua Bắc Phi vào Rome và lan tới Ai Cập. Người dân ở vùng bị ảnh hưởng đã di cư đi để tránh dịch bệnh, nhưng họ không hề biết rằng, hành động đó đã làm cho căn bệnh ngày càng lan rộng.

 

Bệnh dịch hạch Justinian – năm 541 sau công nguyên

Xuất hiện đầu tiên ở Ai Cập, bệnh dịch hạch Justinian lây lan khắp Palestine và Đế quốc Byzantine rồi tiến thẳng về Địa Trung Hải. Bệnh dịch hạch Justinian được ghi nhận là đợt dịch hạch đầu tiên của nhân loại. Bệnh lây lan nhanh chóng vì mầm bệnh nằm trong chuột và bọ chét, những con vật có mặt ở khắp nơi. Dịch bệnh này đã cản trở kế hoạch thống nhất đế chế La Mã của Hoàng đế Justinian, đồng thời khiến nền kinh tế của đế quốc Byzantine thiệt hại nặng nề.

 

Bệnh phong cùi – thế kỷ 11

Bệnh phong – còn gọi là bệnh hủi, cùi hay bệnh Hansen – do vi khuẩn “mycobacterium leprae” gây ra vào thời trung cổ ở châu Âu. Trước kia, người ta cho rằng, căn bệnh này là một hình phạt từ Chúa giáng xuống các gia đình, bởi bệnh phong là bệnh nan y – không có thuốc chữa. Các triệu chứng của nó khi ở giai đoạn nặng rất đáng sợ như rụng ngón tay ngón chân, mặt mũi biến dạng. Chính sự mê tín này đã dẫn đến những đánh giá không đúng về đạo đức của người bệnh. Họ bị xa lánh, thậm chí còn ngược đãi như thả trôi sông, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt. Ngày nay, tuy có thể chữa khỏi một cách dễ dàng – nhưng căn bệnh này vẫn khiến hàng chục ngàn người mắc phải mỗi năm và có thể gây tử vong nếu không được điều trị bằng kháng sinh.

 

Cái chết Đen – The Black Plague, năm 1350

Lần xuất hiện thứ hai của bệnh dịch hạch được đặt tên là “cái chết đen” này bắt nguồn từ châu Á, sau đó mầm bệnh theo đoàn người di cư, thương nhân và các đoàn lữ hành về phía Tây rồi lây lan sang khắp châu Âu và cả châu Phi một cách nhanh chóng. Trong ba năm liên tục, từ 1347-1350 – số

nạn nhân tử vong nhiều đến nỗi người ta không kịp chôn cất các xác chết, khiến xác chết bị thối rữa bốc mùi hôi thối. Ước tính đã có hơn 25 triệu dân Châu Âu thiệt mạng trong đại dịch này.

 

Thời kỳ trao đổi Columbus – năm 1492

Người Tây Ban Nha xuất hiện tại vùng Caribbean đã mang theo những căn bệnh từ châu Âu như đậu mùa, sởi và nhiều bệnh dịch khác. Khi Columbus đặt chân lên hòn đảo Hispaniola, có khoảng 60.000 người Taino sinh sống tại đây – nhưng đến năm 1548, con số này còn ít hơn 500 người.

 

Năm 1817: đại dịch tả đầu tiên

Bệnh tả được ghi nhận lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ 16, nhưng mãi đến năm 1816 thì đại dịch tả mới bộc phát và tràn lan nhanh chóng. Nó đã hoành hành ở Ấn Độ, tiến vào Nga và các nước Đông Âu, Tây Âu và Bắc Mỹ. Theo ghi nhận, chúng ta đã từng trải qua ít nhất 7 lần đại dịch tả, 6 trong số đó xuất phát ở thế kỷ 19 và mọi châu lục trên thế giới đều bị nhiễm, trừ vùng nam cực.

Năm 1855: đại dịch hạch lần thứ 3

Đại dịch hạch lần thứ nhất là “đại dịch Justinian”, lần thứ hai là “cái chết đen” và đại dịch hạch lần thứ ba xảy ra vào năm 1855, bắt nguồn từ Trung Quốc, sang Ấn Độ và Hong Kong. Ban đầu nó lây lan từ những con bọ chét từ Vân Nam và lan rộng đi khắp nơi. Đại dịch hạch này được xác định là tồn tại cho tới tận năm 1960, khi mà lượng người bị nhiễm xuống dưới con số vài trăm thì người ta mới yên tâm là đại dịch đã kết thúc.

Năm 1875: dịch sởi ở Fiji

 

Năm 1974 đã bùng phát dịch sởi tàn phá người dân ở đảo Fiji – thuộc Úc Châu, nằm ở nam Thái Bình Dương – trên đường nối hai đảo Haoai và Nuidilan – ước tính có hơn 40 ngàn dân trên đảo đã chết, chiếm khoảng 1/3 dân số ở đây.

Năm 1889: Cúm Nga

Giai đoạn bắt đầu của thế kỷ 20 bắt đầu bằng những đại dịch cúm, khởi nguồn là dịch cúm xuất phát từ Siberia và Kazakhstan, sau đó lây lan vào Moscow và tới nhiều nơi khác ở Châu Âu như Phần Lan, Ba Lan rồi lan đi khắp Châu Âu. Nhiều năm sau đó, mầm bệnh được cho là đã tới Bắc Mỹ và châu Phi, theo ước tính có khoảng 360 ngàn người đã chết vào cuối năm 1890.

Năm 1918: Cúm Tây Ban Nha

 

Đây được xem là dịch cúm lớn nhất và gây chết nhiều người nhất. Ba nơi bị ảnh hưởng nặng nề

nhất là Pháp, Mỹ và Sierra Leone. Khả năng gây tử vong của nó rất cao và thường giết nhiều người ở độ tuổi 20 tới 40. Người ta cho rằng bệnh cúm do gia cầm này có nguồn gốc từ Trung Quốc, lây lan do những người lao động Trung Quốc nhập cư. Những báo cáo chính xác nhất của dịch cúm này xuất hiện sau khi một đợt dịch bộc phá tại thành phố Madrid vào mùa xuân năm 1918, do đó người ta gọi đó là cúm Tây Ban Nha. Mặc dù giết chóc rất kinh dị, nhưng nó bỗng biến mất vào mùa hè năm 1919 khi những người mắc bệnh, một là đã tự miễn dịch, hai là đã chết và không thể lây nhiễm nữa.

Năm 1957: Cúm châu Á

Bắt đầu từ Hong Kong và lan sang Trung Quốc rồi đến Mỹ, cúm châu Á đã lây lan nhanh chóng trong vòng 6 tháng, giết chết 14 ngàn người và sau đó lại bùng phát thêm một đợt cúm tại Mỹ làm 69.800 người chết. Tuy nhiên trong cùng năm đó, người ta đã tìm được thuốc chủng và dịch cúm này kết thúc.

Năm 1981: Đại dịch HIV

HIV sẽ tàn phá hệ thống miễn dịch bên trong cơ thể, làm cho những căn bệnh cơ hội có điều kiện để giết chết người bệnh. Nguồn gốc của căn bệnh là từ một virus từ Tây Phi. Nó lây lan qua đường máu, tình dục, từ mẹ sang con. Mặc dù đã có phương pháp điều trị nhưng đã có 35 triệu người chết kể từ khi nó được phát hiện và phương pháp điều trị triệt để tới nay vẫn chưa được tìm ra.

Pope, conducting mass alone, urges priests to minister to ...

Hai vị thánh đặc biệt cứu giúp trong trong thời dịch bệnh

Trong những tuần gần đây, sự bùng phát của bệnh coronavirus đã khiến hàng triệu người trên thế giới sợ hãi, lo lắng – vì không biết ngày mai sẽ ra sao và không biết khi nào dịch bệnh chấm dứt. Ngoài việc tìm đến bác sĩ, nhà thương và dùng thuốc và tuân theo các hướng dẫn của chính quyền – mà những lan lây này đã đi quá nhanh, con người không kiểm soát nổi và chưa chữa trị nổi, nên con người còn cầu Trời, khấn Phật xin ơn độ trì và cứu thoát khỏi dịch nạn. Các tín hữu công giáo luôn cầu khẩn cùng Thiên Chúa, kêu cầu sự hỗ trợ của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu và Thánh Cả Yuse. Đức Thánh Cha Phanxicô, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã soạn những kinh nguyện để cầu nguyện trong đại dịch này. Tại giáo xứ Aarhus (DK), các cha còn hướng dẫn làm tuần cửu nhật để xin ơn cứu chữa.

Trong đạo công giáo, có hai vị thánh được xem là các thánh cứu giúp trong thời dịch bệnh.

Vị thứ nhất là Thánh Sêbastinô. Ngài được xem là người bảo vệ các tín hữu chống lại bệnh dịch hạch, một căn bệnh truyền nhiễm khó chịu đã cướp đi hàng triệu mạng sống ở Âu châu trong thời trung cổ.

Từ thế kỷ thứ 7, các tín hữu đã bắt đầu hướng những lời cầu nguyện của họ lên với Thánh Sêbastinô trong một đợt bùng phát dữ dội của bệnh dịch hạch ở Pavia, miền bắc Ý. Ngài đã bị giết vào khoảng năm 288 trong cuộc bách hại Kitô giáo của hoàng đế La Mã Gaius Valerius Aurelius Diocletianus . Andrea Mantegna, danh họa bậc thầy thời phục hưng đã hoàn thành ba bức chân dung của Thánh Sêbastinô. Ba bức tranh này hiện đang được trưng bày tại Vienna, Paris và Venice.

Trong số ba bức tranh này, bức Thánh Sêbastinô ở thành Vienna, có ý nghĩa nhất vẽ lại cảnh Thánh Sêbastinô bị trói vào cột trước khi chịu tử đạo và thay bằng hình ảnh ngài dựa vào một cấu trúc trông giống như cổng vào một thành phố hoặc một khải hoàn môn, và thánh nhân đang nhìn lên thiên đàng trong khi chịu đựng nỗi đau vì các mũi tên nhọn do các cung thủ thi nhau bắn như mưa vào thánh nhân. Giáo Hội mừng lễ thánh nhân ngày 20 tháng giêng hằng năm.

Vị thánh thứ hai là thánh Rôcô

Thánh Rôcô sinh khoảng năm 1295 tại Montpelier nước Pháp, trong một gia đình giàu có và quyền quý. Ở tuổi hai mươi, Rôcô đã mồ côi cha mẹ. Thánh nhân bố thí hết tài sản, rồi đi hành hương Rôma. Khi đó dịch bệnh đang hoành hành tại nước Ý, Thánh Rôcô đã dành cả cuộc đời của mình để phục vụ những nạn nhân của dịch bệnh. Chính Thánh Rôcô cũng bị bệnh dịch tấn công trong sa mạc. Trong tình huống đáng sợ đó, mặc dù bị cách ly khỏi mọi người, thánh nhân vẫn được nuôi sống một cách kỳ diệu nhờ một con chó mang đến cho thánh nhân một ổ bánh mì mỗi ngày.

Sau khi mất, thánh nhân đã đặc biệt được sùng kính vì nhiều phép lạ chữa lành đã xảy ra khi các bệnh nhân chạy đến cầu khẩn với ngài. Các tín hữu ở Đức đã nhờ lời cầu bầu của ngài mà vượt qua được một trận dịch bệnh vào thế kỷ 15. Vào năm 1414, trong thời gian xảy ra Công Đồng Constance, dịch bệnh đã bùng phát ở ngay thành phố này. Các nghị phụ của Công Đồng đã ra lệnh cầu nguyện và rước kiệu tôn vinh thánh Rôcô, và ngay lập tức bệnh dịch đã chấm dứt.

Ngài trở thành bổn mạng của các nạn nhân dịch bệnh và được mừng kính ngày 16.08 hằng năm.

 

Những lời nguyện cầu xin Đức Chúa bảo vệ chống lại các bệnh dịch trong Kinh Thánh

Kinh thánh thường đề cập đến những tai ương, và mỗi khi gặp phải – con người họ đều cầu xin Đức Chúa giữ gìn vì họ biết rằng Thiên Chúa uy quyền sẽ giải thoát họ khỏi khổ đau, nếu điều đó phụ hợp với ý muốn của Ngài.

Chúng ta có thể tìm thấy những lời kinh nguyện điển hình trong dịch bệnh như sau:

Sách biên sử, cuốn 1, đoạn 21, câu 17

“Đavít thưa cùng Chúa: “Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của con, xin tay Ngài cứ đè nặng trên con và nhà cha con, nhưng xin đừng giáng hoạ xuống dân Ngài!”

Thánh vịnh 91

“Hỡi ai nương tựa Đấng Tối Cao
và núp bóng Đấng quyền năng tuyệt đối,
hãy thưa với Chúa rằng:
“Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,
là đồn lũy chở che, con tin tưởng vào Ngài.”
Chính Chúa gìn giữ bạn

khỏi lưới kẻ thù giăng, khỏi tai ương tàn khốc.
Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân

Lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ.

Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng
hay mũi tên bay giữa ban ngày,
cả dịch khí hoành hành trong đêm tối,
cả ôn thần sát hại lúc ban trưa.

Dù tả hữu có ngàn người quỵ ngã,
dù hai bên có chết cả vạn người,
riêng phần bạn, tuyệt nhiên không hề hấn.”

Thánh vịnh 39

“Xin Ngài thôi đừng đánh con nữa,
tay Ngài giáng xuống, thân này nát tan.

Chúa trị tội nhằm sửa dạy con người,
điều họ tha thiết, Ngài làm tiêu tan như mối đục,
thật con người chỉ như hơi thở.

Lạy Chúa, xin nghe lời con nguyện cầu,
tiếng con kêu cứu, xin Ngài lắng tai nghe.
Con khóc lóc, xin đừng làm ngơ giả điếc,
vì con là thân khách trọ nhà Ngài,
phận lữ hành như hết thảy cha ông.

Xin ngoảnh mặt đi cho lòng con thanh thoả,
trước lúc thân này phải ra đi và không còn nữa”.

Lời nguyện của ngôn sứ Yêrêmia 17, 14

“Lạy Đức Chúa, xin chữa lành con, để con được chữa lành, xin cứu thoát con, để con được cứu thoát, vì vinh dự của con chính là Ngài!”

Chúng ta còn có thể kể đến Thánh vịnh 41: ”Lời cầu của bệnh nhân”; Thánh vịnh 6: “Xin Thiên Chúa chữa lành”.

 

(Nhiều người nhận thấy Đại dịch SARS-CoV-2 đã được tiên báo trong sách Khải Huyền – và có nhiều trùng hợp với bộ kỳ thư “Sơn Hải Kinh” của Trung Hoa cổ đại – nhưng không là chủ đích của bài này, nên tôi không trình bày.  Nếu muốn, xin quý độc giả tự tìm hiểu).