Tết Tây Tết Việt theo nhau,
Nhưng Tết nguyên đán có màu sắc riêng,
Dù cho cuộc sống nhãn tiền,
Nhưng đậm cảnh trí linh thiêng gia đình.
Tết Tây Tết Việt theo nhau : Cũng giống như sự vận chuyển,trong công cuộc sáng tạo nên trời đất muôn vật, mặc dù có định hướng đấy, hướng trọn lành, nhưng như con thuyền bồng bềnhtrên sóng-nước, khi lên khi xuống, cứ tuần tự, khởi sự từ ngọn sóng này tới ngọn sóng khác, theo từng chu kỳ, nhất định hay không nhất định, khi vắn khi dài, khi lâu khi chóng. Dù tết Ta hay Tết Tây, cũng chỉ là một ngọn sóng. Tất nhiên, không có cái tết nào giống cái tết nào. Nhưng, điều quan-trọng, là cái tết sau phải trọn lành hơn cái tết trước. Đây là ý thức cần được khơi dậy và phóng tới, mỗi khi có một cái tết sắp đến, NĂM-MỚI mới thực sự có.
Nhưng Tết-nguyên đán có màu sắc riêng: Lẽ dĩ-nhiên, là có những thói tục khác nhau, nhưng không đáng kể. Đặc sắc riêng đáng kể, tỉ như :
Tết Tây bị trói buộc trong lý triết nhị nguyên, do đó, tất cả đều đối nghịch nhau, như có với không, sống với chết. Trong-khi Tết Việt được vận chuyển trong bầu khí âm dương điều hòa, luôn biến hóa lưu chuyển trong vòng thái cực, biểu dương qua dạng thức vuông trong tròn. Nhờ đó, không có sự xung đột, mà luôn vấn vương trên diễn trình biến hóa, tiến tới đỉnh trọn lành.
Cho dù cuộc sống nhãn tiền: Đủ điệu bộ, có lễ có lạy, có bánh có trái, có chúc có mừng, với tất cả những tổ chức thương mại, tốn tiền mua vui. Nhưng đậm cảnh trí linh thiêng gia đình : Đây mới là cái trọng tâm và linh hồn của Tết Việt.
Thực vậy, Tết Việt bắt đầu từ gia-đình : Trang hoàng bàn thờ gia đình, với những nghi lễ kính nhớ Tổ tiên, thành kính chân nhận, là có các Ngài mới có ta. Lễ-cúng Ông bà Ông vải.
Thành ngữ mồng một tết Cha, mồng hai tết Mẹ mồng ba tếThầy, là một trong những nét biểu trưng văn hóa rất sáng của
người Việt, dù có lưu lạc tha hương, cũng vẫn luôn đề cao và sống với. Hy vọng được như vậy.
Giuse Vtgđ