”Phúc Âm”
Bất cứ người công giáo Việt Nam nào cũng đều biết từ ”Phúc Âm”. Từ ”Phúc Âm” được dịch từ tiếng Hi Lạp – ”euaggelion”, có nghĩa là ”tin mừng”, ”tin vui” hay ”tin tốt lành” (“eu”: tốt, vui; “aggelion”: tin tức). Bản Bảy Mươi là bản kinh thánh dịch sang tiếng Hy Lạp, đã sử dụng từ này trong sách Isaia 52,7: “Đẹp thay bước chân người loan báo tin mừng trên đồi núi, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và bình an!”
Tân Phúc-Âm-hóa gia đình
Nguyễn Trọng Lưu
”Phúc Âm”
Bất cứ người công giáo Việt Nam nào cũng đều biết từ ”Phúc Âm”. Từ ”Phúc Âm” được dịch từ tiếng Hi Lạp – ”euaggelion”, có nghĩa là ”tin mừng”, ”tin vui” hay ”tin tốt lành” (“eu”: tốt, vui; “aggelion”: tin tức). Bản Bảy Mươi là bản kinh thánh dịch sang tiếng Hy Lạp, đã sử dụng từ này trong sách Isaia 52,7: “Đẹp thay bước chân người loan báo tin mừng trên đồi núi, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và bình an!”
”Phúc-Âm-hóa”
”Phúc-Âm-hóa” là cụm từ dịch tiếng La tinh ”evangelisatio” – xuất hiện từ thế kỷ 19 bên Âu Châu, và được Công Đồng Vatican 2 xử dụng, với ý nghĩa ”loan báo, truyền giảng, đem Phúc Âm đến cho woolrich Neue Boulder Parka tất cả mọi tầng lớp nhân loại, để nhờ ảnh hưởng của Phúc Âm biến đổi nhân loại từ bên trong, và làm cho nhân loại nên mới”. Nói cách khác, đó là hoạt động đem các giá trị Phúc Âm thấm nhuần 74-325 vào các thực tại trần thế như men trong bột, để biến đổi mọi sự cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm. Tâm điểm của ”Phúc-Âm-hóa” là gặp gỡ chính Đức Yêsu Kitô để Phúc Âm của Người biến đổi con người thường thành con người của Phúc Âm.
“Tân Phúc-Âm-hóa”
Năm 1979, Đức Thánh Giáo Hoàng Yoan-Phaolô 2 đã dùng từ “Tân Phúc-Âm-hóa” lần đầu tiên trong cuộc viếng thăm Balan, cho dù ý nghĩa của cụm từ này chưa được khai triển rõ ràng. Nhưng trong bài diễn văn cho Hội Đồng các Giám Mục Châu Mỹ Latinh vào năm 1997, thì cụm từ này đã mặc lấy một sinh khí mới. Ngài dùng thuật 74-343 ngữ này để đánh thức và khơi dậy lại những cố gắng canh tân trong công cuộc truyền giáo và rao giảng Tin Mừng tại châu lục này. Và từ đó, từ “Tân Phúc-Âm-hóa” trở thành thông dụng trong ngôn ngữ thần học và mục vụ.
Đức Thánh Cha nói: “Tân Phúc-Âm-hóa” không phải là làm lại một cái gì đã làm không đầy đủ hay không đạt được mục đích, như thể hoạt động mới này là một phê phán mặc nhiên về thất bại của cuộc Phúc-Âm-hóa thứ nhất. “Tân-Phúc-Âm-hóa” cũng không phải là lại tiếp tục cuộc Phúc Âm Hóa thứ nhất, hay đơn giản là lập lại quá khứ. Trái lại, đây là một sự dũng cảm mở ra những con đường mới để đáp lại woolrich Norwegian Fur Jacke những hoàn cảnh và điều kiện thay đổi mà Hội Thánh đang đối diện trong việc thực thi ơn gọi, loan báo và sống Tin Mừng hôm nay. Từ nay, thuật ngữ này được dùng để chỉ về những nỗ lực canh tân của Hội Thánh để đáp ứng những thách thức mà xã hội và các nền văn hóa hôm nay, qua các thay đổi quan trọng của chúng, đang đặt ra cho đức tin Kitô giáo, cho việc loan báo và làm chứng cho đức tin ấy”. Giáo Hội luôn luôn phải cải cách, mà Giáo Hội là các Kitô hữu. Đó cũng là điều mà nhà biện giáo Quintus Septimus Tertulianus (155-220) đã viết: ”Không phải mình sinh ra là Kitô hữu, mà mình trở thành Kitô hữu”.
Từ “Tân Phúc-Âm-hóa” đến “Tân Phúc-Âm-hóa gia đình”
Ngay từ năm 2010, Đức Giáo Hoàng từ nhiệm Biển Đức 16 đã lập Hội Đồng Tòa Thánh lo việc “Tân Phúc-Âm-hóa”. Đến năm 2012 Ngài lại họp Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới khóa 13 bàn về đề tài “Tân
Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo” mà sau này Tông huấn “Niềm Vui Phúc Âm” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô chính là lời hiệu triệu mời gọi mọi phần tử trong Giáo Hội tích cực tham gia vào công cuộc loan báo Tin Mừng và phải thực hiện việc đó trong niềm vui.
Ngày 25.02.2014, Hội Đồng Tòa Thánh về gia đình với Đức Giám Mục Vincenzo Paglia làm chủ tịch – lại công bố thư của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các gia đình công giáo khắp thế giới – trong đó Đức Thánh Cha thông báo cho các gia đình về việc Ngài triệu tập Thượng Hội đồng Giám mục ngoại lệ vào năm 2014 và thường lệ vào năm 2015 về gia đình, với chủ đề:“Những thách đố mục vụ đối với gia đình trong bối cảnh Phúc-Âm-hoá”, đồng thời cuộc gặp gỡ thế giới các gia đình lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Philadelphia, Hoa Kỳ, vào tháng 9. 2015. Có thể nói, thơ này là một tiếp nối và khai triển tông huấn“Familiaris Consortio” của Đức Thánh Giáo Hoàng Yoan-Phaolô 2, mà “kinh nguyện phải là phần thiết yếu và là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu, giúp gia đình góp phần vào việc biến đổi thế giới” (số 62).
Đây là lời mời gọi toàn thể Giáo Hội và hết mọi người thiện chí hãy nhìn xem gia đình như ý muốn của Đấng Tạo Hóa, hãy tái khẳng định vị trí hàng đầu của gia đình, hãy đương đầu bằng lòng dũng cảm và sự cương quyết trước những thách đố đối với gia đình, vào thời kỳ lịch sử hiện đại được ghi dấu bởi cơn khủng hoảng xã hội, tinh thần và luân lý đang đe dọa một định chế sinh tử và thiết yếu đối với tương lai Giáo Hội và xã hội. Linh đạo của hôn nhân hệ tại ở việc tham dự vào đời sống và tình yêu của Thiên Chúa và từ đó chia sẻ cho thế giới.
Nói một cách khác, “Tân Phúc-Âm-hóa gia đình” có nghĩa là dùng năng động của Phúc Âm – là sức mạnh sống động của Đức Yêsu Kitô liên hợp với Chúa Thánh Thần, giống như ánh sáng, muối và men – để biến đổi và siêu nhiên hóa những giá trị nội tại của tình yêu vợ chồng.
Giá trị nhân bản nội tại của tình yêu vợ chồng
Như vậy, việc đầu tiên phải làm là tìm biết những giá trị nhân bản tội tại của tình yêu vợ chồng trước khi siêu nhiên hóa những giá trị này.
“Đây là thịt xương tôi”
Nếu chúng ta gạt sang một bên những ý nghĩa thần học và tôn giáo trong cái ”flash back” của những đoạn đầu sách Sáng thế ký – chúng ta mới thấy anh chàng Adam này thật là cắc ké! Cắc ké là ở chỗ khi nhìn thấy Eva, Adam đã chẳng khen em xinh đẹp, cũng chẳng tỏ tình hay ”fri” em gì cả, mà chỉ kêu lên rằng: ”Đây là thịt xương tôi!” (Stk. 2, 23)– và ngay sau câu nói đó của Adam, thì Sáng thế ký viết đã viết: ”Bởi thế, người đàn ông sẽ rời bỏ cha mẹ mình để sống với vợ và trở nên một xác thân với nàng” (Stk, 2, 24).
Từ ”Ihs” và ”Isha” đến những hệ luận của tình yêu vợ chồng
Nhưng chính câu nói ”cắc ké” của Adam đó lại gói trọn ý nghĩa của tình yêu và đời sống vợ chồng. Từ ”đàn ông” – trong nguyên ngữ tiếng Do thái xưa – là ”ihs”, còn ”đàn bà” là ”isha” – đã nói lên sự gắn bó không thể tách rời của đôi vợ chồng: cùng một thân xác, cùng một cuộc đời, nhưng là một con người cặp đôi, đúng như ca dao Việt nam đã viết:
”mình với ta tuy hai, mà một,
ta với mình tuy một, mà hai”.
Mà một khi ”thịt xương tôi” đã thành ”một xác thân” với vợ hay với chồng tôi, thì cũng từ đó nảy sinh ra hết những hệ luận của tình yêu vợ chồng.
Thật thế, tôi được vào đời với một xác thân từ trong lòng mẹ, và xác thân đó cứ triển nở mãi cho đến viên mãn – và ngay cả đến khi thân xác tôi đi vào một thế giới khác – thì thịt xương đó vẫn là thịt xương tôi, lúc nào tôi cũng yêu thương, săn sóc cho xác thân tôi, chứ chẳng khi nào tôi lại ghét bỏ hay đọa đày thân xác tôi. Cũng thế, nếu vợ hay chồng là thịt xương tôi, thì trọn đời thịt xương đó là tôi, lúc nào tôi cũng yêu thương, săn sóc thịt xương đó: đó chính là ý nghĩa của thủy chung trong hôn nhân. Tình thủy chung trong hôn nhân là một ràng buộc nội tại – nghĩa là tự bản chất của tình yêu vợ chồng đòi buộc như thế, chứ không phải do luật pháp hay do những nghi lễ bên ngoài – mà tiếng Việt đã diễn tả rất phong phú và đa diện: ”ăn đời ở kiếp”, ”yêu nhau cho đến khi đầu bạc răng long”.
Mà thịt xương tôi lại là một hiện hữu độc nhất vô nhị – có nghĩa là chỉ mình ”tôi” là ”tôi” mà thôi. Ngay cả trong trường hợp anh em sanh đôi, cho dù cả hai có giống nhau như hai giọt nước đi chăng nữa, thì anh vẫn là anh và em vẫn là em. Nói một cách khác, thì ”tôi” lúc nào cũng vẫn là ”tôi”duy nhất. Cũng chính vì thế, khi lấy nhau, hai người đàn ông và đàn bà đã tự ghép buộc thịt xương mình vào thịt xương người mình yêu, để trở thành một xác thân, một cặp đôi duy nhất: tình yêu vợ chồng là tình yêu độc chiếm– nghĩa là tình yêu vợ chồng tự nó đã đòi buộc hai vợ chồng chỉ được là của nhau, chỉ được dành trọn vẹn cho nhau, thành một con người một mà hai – như lời ca nào đó đã diễn tả rất mặn nồng: ”chỉ hai đứa mình thôi nhé!”
”Hạnh phúc lứa đôi”
Hơn bao giờ hết, con người thời nay đang hành xử một thứ tự do cá nhân tuyệt đối và đề cao tuyệt vời những giá trị nhân bản.Nhưng dường như có một sự nghịch chống nào đó, là vì con người thời nay lại hay cảm thấy bất lực trong hôn nhân, không làm cho nhau cảm nhận được hạnh phúc và cuối cùng đi đến chỗ vứt bỏ ”nửa kia của mình” – mà khổ đau này sẽ suốt đời dày vò cả hai và tội thân nhất là những đứa con vô tội.
Đã hơn một lần tôi trình bày về quan niệm hạnh phúc lứa đôi trong những bài ”Nhà tôi”, “Trong tầm tay, hạnh phúc” và “Đây là thịt xương tôi” (xin đọc trong www: cdcgvnaarhus.com). Hạnh phúc không phải là một món hàng vô cầu, tự nhiên phải đến trong đời sống vợ chồng. Hạnh phúc lứa đôi giống như một hạt mầm yêu thương hai vợ chồng phải trồng xuống, phải tưới nước và phải trông nom, săn sóc từ ngày này qua tháng nọ. Hạnh phúc lứa đôi cũng đòi những điều kiện ”sine qua non” – nghĩa là không có những điều kiện đó, thì không thể có hạnh phúc được.
Hãy đón nhận nhau trọn vẹn, vì ”nhân vô thập toàn”. Hãy đỡ nâng, đùm bọc và thứ tha cho nhau, đến từ những khác biệt cá tính, giáo dục gia đình. Hãy trao ban cho nhau tin yêu đừng gian dối. Vì những dối trá, dấu diếm là những trái mìn nổ chậm che lấp bên vệ đường một ngày kia sẽ nổ tung và làm biến tan đi hạnh phúc. Cũng đừng bao giờ đánh bóng tô màu con người thật của mình, vì đó chỉ là những lớp phấn son trát ở bên ngoài sẽ bị bay đi khi va chạm với gió sương và mưa nắng trong thời gian.Cũng chẳng có gì có gì mê
hoặc đôi trai tài gái sắc hơn là những cuộc chạy đuổi theo những hình này bóng nọ, vì tưởng tượng ra rằng anh đó, chị kia chắc sẽ làm ta hạnh phúc sung sướng hơn là vợ hay chồng của mình, mà có biết đâu rằng: ”Suivre l´amour, l´amour fuit, fuir l´amour, l´amour suit” – rồi rốt cục chỉ còn là đắng cay, tiếc nuối, trống rỗng, mất cả chì lẫn chài mà thôi.
Tất cả những hành vi đó đều đi ngược lại bản chất của tình yêu vợ chồng – mà một khi đi đã ngược lại bản chất của tình yêu vợ chồng – thỉ chỉ là sai trái và chỉ làm cho “thịt xương” của mình đau khổ, chết lây chết lất mà thôi.
Trước khi tìm được “thịt xương” của mình, cả chàng và nàng đều quen biết và có thể có những tình cảm đặc biệt với những người khác phái – theo như tâm lý phát triển của tình yêu. Nhưng một khi đã tìm ra “nửa kia” của mình và một khi đã thề non hẹn biển với nhau, thì cả hai phải làm cho nhau thấy rằng thịt xương kia của mình lúc nào cũng duy nhất thuộc về mình trọn vẹn, và đó mới chính là tuyệt đỉnh của hạnh phúc lứa đôi khi: “vào đời bằng âu yếm khi mình thành thịt xương, vào đời bằng mái ấm thiên đường của tình yêu”.
”Manden er fra Mars, kvinden fra Venus”
Người Đan Mạch thường dùng câu ”Manden er fra Mars, kvinden fra Venus”để nói lên những khác biệt giữa hai vợ chồng. Những khác biệt về tâm sinh lý giữa hai người nam và nữ đó, ai cũng đã biết, nên ở đây tôi chỉ muốn khai triển một vài cái nhìn trong xã hội đã góp phần làm tăng thêm những khác biệt giữa hai vợ chồng.
Thực thế, không biết từ thuở nào, người ta đã tin rằng nguồn gốc loài người là đàn ông, vì thế chúng ta thường nghe nói ”ông tổ”chứ không ai gọi là ”bà tổ” bao giờ. Và nếu để ý đến câu tục ngữ Việt Nam ”cha sinh mẹ dưỡng”, ta lại càng thấy chính chất ưu vị của người đàn ông. Đọc Cựu Ước, trong sách Sáng Thế, sau khi đã tạo dựng vũ trụ với tất cả núi non, sông ngòi, muông chim, cầm thú, Thiên Chúa đã dựng nên người đàn ông để làm chủ, sau đó mới tạo dựng người đàn bà để làm bạn với người đàn ông. Ra như thế, người đàn ông là một lữ khách, trước khi ra đi thi hành một công tác, đã được trang bị đầy đủ: hành lý và bạn đường. Dự phóng của người đàn ông là công danh, sự nghiệp, chí làm trai, như Nguyễn Công Trứ đã mô tả:
”Chí những toan sẻ núi lấp sông
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông”
Nếu dự phóng của người đàn ông là sự nghiệp thì đời người đàn ông là để thực hiện dự phóng đó. Mục đích cuộc đời người đàn ông bao hàm ngay trong nền tảng xác định người đàn ông là đàn ông: đàn ông là ”người-sống-cho-mình” (être-pour-soi). Còn đàn bà dược dựng nên để làm bạn đường của người đàn ông, thế nên không có một dự phóng căn bản riêng biệt, nhưng người đàn bà trở thành đàn bà trong việc cùng với người đàn ông thể hiện dự phóng của họ: đàn bà là ”người-sống-thiết-yếu-cho-người-khác” (être-pour-autrui).
Ngay từ khi còn bé đến khi trưởng thành, người con gái sống chờ đợi: chờ đợi có người yêu thương mình, rồi chờ đợi có người đến hỏi cưới:
”Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ trước gió, biết vào tay ai?”
Rồi sau khi đi lấy chồng, người con gái bỏ lại đàng sau gia đình, nếp sống, tập quán, giai cấp, có khi cả đến dân tộc của mình nữa, để đón nhận nếp sống, tập quán và dân tộc của chồng. Sự tự xóa hoàn tất trong việc lấy tên chồng: từ nay không còn cô Nguyễn Thị Hồng Trang, cô Lê Mộng Ngọc … nữa, mà chỉ còn bà Trần Văn Thành, bà Vũ Đình Tân … mà thôi.
Cuộc đời người đàn ông được dựng xây trên chữ DANH, còn người đàn bà đuợc xây trên chữ TÒNG.
Người con trai được cha mẹ nuôi cho đi ăn học, đến khi khôn lớn tạo công danh sự nghiệp cho mình, cho dòng họ. Trái lại người con gái được dạy bảo kỹ càng về việc nội trợ, trau dồi ”công, dung, ngôn, hạnh” và rồi được cha mẹ tìm những chỗ xứng đáng, vững chắc để gả con. Người đàn ông sau khi lập gia đình vẫn ”ra đi” xây dựng cuộc đời và sự nghiệp, phó thác gia đình cho người vợ:
”Anh cậy em coi sóc trăm đường,
Để anh buôn bán trẩy trương thông hành,
Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh,
Để anh buôn bán thông hành đường xa”
còn thế giới của người con gái khi lấy chồng chỉ là chồng và con. Đấy mới là ý nghĩa đích thực của ”tam tòng”: ”Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.
Nhưng có thực sự lúc nào đàn ông cũng ở trong một vị thế vững chãi, ưu việt không? Đặt câu hỏi này tức là đã dám hoài nghi cả một cái nhìn cũ kỹ đã ăn sâu vào lòng người qua các thời đại. Người đàn ông đã tạo ra một hoàn cảnh xã hội trong đó người đàn bà chỉ là người ”tháp tùng” cho đàn ông, đúng như Simone de Beauvoir đã viết mở đầu trong ”Le deuxième sexe”: ”On ne nait pas femme, on le devient”.
Hình ảnh đích thực của một cuộc sống lứa đôi ngày hôm nay phải là một yêu thương chân thành, một tôn trọng lẫn nhau trong bình đẳng. Sự thu hút, gắn bó giữa hai người nam và người nữ trong đời sống lứa đôi là một sự gắn bó, thu hút riêng biệt. Dường như có một sự mâu thuẫn nội tại nào đó trong tình yêu vợ chồng mà nếu xóa bỏ đi thì không còn phải là tình yêu nữa. Phải chấp nhận đó như nền tảng của phận lứa đôi: vừa gần nhau, vừa gắn bó không thể xé lẻ, nhưng lúc nào cũng khác biệt, sóng đôi.
Cuộc sống lứa đôi chính là một đòi hỏi thông cảm, chia sẻ, tha thứ, nâng đỡ, hy sinh và đón nhận nhau. Đã là đôi lứa thì lúc nào cũng phải có hai, nhưng cùng một phận – hiểu nghĩa là duyên, là kiếp: ”yêu anh từ thuở lên ba”. Đàn ông và đàn bà yêu nhau, sống với nhau trong một mái nhà, lúc nào cũng có hai nhưng chỉ là một. Nếu không cảm nhận được tình yêu trong ”nửa kia của mình”, thì chỉ là đổ vỡ, dở giang.
Bí tích hôn phối và thể hiện bí tích hôn phối
Tới đây, chúng ta hãy đặt những giá trị nhân bản tội tại của tình yêu vợ chồng vừa tra cứu ở trên vào trong Bí Tích hôn phối, để siêu nhiên hóa những giá trị này.
Khá nhiều người hay nói: “Cám ơn cha đã ban bí tích hôn phối cho chúng con!” – mà thực ra câu này không đúng. Giáo Hội có 7 bí tích, mà duy nhất chỉ có bí tich hôn phối là hai vợ chồng tự làm cho nhau, còn Linh Mục chỉ là người chứng kiến, thay mặt cho Thiên Chúa chúc lành và nhân danh Giáo Hội công bố tính chất thành sự mà thôi.
Nhưng khi nói ”Linh mục chứng kiến và nhân danh Thiên Chúc chúc lành” cho hai vợ chồng, thì có nghĩa là những giá trị nội tại của tình yêu vợ chồng là yêu thương, hiệp nhất và thủy chung mà hai người vừa trao ban cho nhau – nay đã được thánh hiến theo ý Thiên Chúa. Hôn nhân công giáo được thánh hóa vì là một bí tich do chính Đức Yêsu thiết lập và cuộc sống vợ chồng là hành trình của hai người thể hiện tính bí tích của họ. Hành trình này chắc cũng có nhiều lúc lên thác xuống ghềnh và do vậy hai vợ chồng cần biết cầu nguyện cho nhau để xin Thiên Chúa hằng ở cùng mình: Ngài chính là nguồn sức mạnh giúp vượt qua những tối tăm trong đời sống đức tin. Chính nhờ ơn ban của Thiên Chúa trong kết liên với Chúa Thánh Thần qua Bí Tích Hôn Phối, hai vợ chồng là ”ánh sáng, muối và men” – thánh hóa chính đời mình và làm biến đổi những sai trái của thế giới đang bị chao động, khủng hoảng. Tình yêu của vợ chồng công giáo như vậy là một dấu chỉ hạn hữu về tình yêu Thiên Chúa nơi trần gian.
Công Đồng Chung Vatican 2 đã nhắc lại điều này: “Bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau, nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị ngay cả đối với xã hội”, cònSách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số 350, nói: “Gia đình Kitô hữu được gọi là Hội Thánh tại gia vì gia đình biểu lộ và sống bản chất “hiệp thông và gia đình” của Hội Thánh như là gia đình của Thiên Chúa”.
Bài hát “No one”
Để nói lên tích chất hạnh phúc, thủy chung của tình yêu vợ chồng trong gia đình, có lẽ không có gì tuyệt diệu hơn những lời đơn sơ nhưng rất hiện sinh trong bài “No one” – mà nữ tu Cristina Scuccia, 25 tuổi người Ý, thuộc dòng Ursuline – ngày 19.03.2014 – trong cuộc thi tuyển ca sĩ “The Voice of Italy” đã hát:
“You and me together
Through the days and nights
I don’t worry ’cause
Everything’s going to be alright
People keep talking they can say what they like
But all I know is everything’s going to be alright”
(Anh và Em, chúng ta ở với nhau ngày đêm
Em không lo sợ gì, bởi mọi sự sẽ trở thành tốt đẹp.
Người ta có thể nói gì thì nói,
nhưng em chỉ biết rằng mọi sự sẽ tốt đẹp)
Vâng,
Vẫn còn kịp nếu chúng ta biết dừng bước và quay trở lại,
Vẫn còn kịp nếu chúng ta biết đặt trọn niềm tin vào Đức Kitô, Đấng chiến thắng mọi sự dữ,
Vẫn còn kịp nếu chúng ta biết phó thác vào tình thương vô biên của Thiên Chúa,
Vẫn còn kịp nếu chúng ta biết chạy đến cùng Mẹ Maria và Thánh Yuse để được đỡ nâng an ủi.
Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
- mborgen, Đan Mạch 15.8.2014