Cuộc khủng hoảng đức tin trong xã hội hiện nay
Những giá trị nhân bản nội tại trong tình yêu vợ chồng mà chúng tôi đã nêu lên trong bài ”Tân Phúc Âm hóa gia đình” – qua sự chứng kiến và chúc lành của của Linh Mục nhân danh Thiên Chúa và đại diện cho Giáo Hội woolrich Arctic Parka trong nghi thức hôn phối – nay đã được thánh hiến và trở thành bí tích. Và cuộc sống vợ chồng là hành trình của hai người thể hiện tính bí tích đó, mà đặc biệt là được thể hiện cùng và với con cái trong một tổ ấm của tình yêu và sự sống. ”

Đức Kitô ”” ai cho tôi?

Cuộc khủng hoảng đức tin trong xã hội hiện nay

Những giá trị nhân bản nội tại trong tình yêu vợ chồng mà chúng tôi đã nêu lên trong bài ”Tân Phúc Âm hóa gia đình” – qua sự chứng kiến và chúc lành của của Linh Mục nhân danh Thiên Chúa và đại diện cho Giáo Hội trong nghi thức hôn phối – nay đã được thánh hiến và trở thành 98-372 bí tích. Và cuộc sống vợ chồng là hành trình của hai người thể hiện tính bí tích đó, mà đặc biệt là được thể hiện cùng và với con cái trong một tổ ấm của tình yêu và sự sống. ”Tổ ấm của tình yêu và sự sống đó” không chỉ được hiểu hạn hẹp trong ý nghĩa thể lý mà còn phải được hiểu trọn vẹn cả trong ý nghĩa tâm linh nữa – nghĩa là trong đức tin Kitô giáo mà cha mẹ đã xin cho con mình trong ngày đưa con đi rửa tội.

Ngày đó, khi cha mẹ xin cho con mình được lãnh bí tích rửa tội, thì Linh Mục đã nhắc nhở ngay: ”Når I ønsker dåben for jeres barn, er I så klar over den forpligtelse, I påtager jer, nemlig at I skal opdrage barnet i troen, så det kan elske Gud og næsten, således som Kristus har lært os?”. Và chính người đỡ đầu cũng phải xác nhận bổn phận cùng với cha mẹ em bé chu toàn trách vụ này.

Việc dẫn đưa con cái vào mọi khía cạnh của đời sống là trách nhiệm hàng đầu của các cha mẹ, mà quan trọng nhất là việc truyền thông đức tin, như lời Thánh Augustinô (364-430): “Cha mẹ được mời gọi không phải chỉ để đem con vào đời mà còn đem chúng tới Thiên Chúa nữa, để nhờ phép Rửa, chúng được tái sinh làm con Thiên Chúa woolrich Luxury Boulder và lãnh nhận ơn phúc đức tin”

Nhưng hiện nay tại khắp nơi trên thế giới và đặc biệt tại Tây Âu, Giáo Hội đang trải qua cuộc khủng hoảng đức tin trầm trọng qua những việc nhưchối bỏ căn tính Kitô của mình, khai trừ các biểu tượng tôn giáo, tháo gỡ Thánh Giá và ảnh tượng Chúa khỏi các nơi công cộng, khích bác, chỉ trích, phỉ báng Giáo Hội và hàng giáo phẩm, cổ võ cho các hình thái sống đạo lệch C2180-278 lạc xa rời giáo lý công giáo, tranh đấu cho tự do ngừa thai, phá thai, sống chung không kết hôn, hôn nhân đồng phái.

Chính ở trong môi trường đó mà nhiệm vụ giáo dục và truyền thông đức tin gặp nhiều trở ngại.

Trước hết phải nói đến các thay đổi trong tương quan giữa các thế hệ trong gia đình với nhau. Trong quá khứ, các liên hệ này là căn bản của đời sống đức tin, được chia sẻ và chuyển giao như một gia bảo lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngày nay, bị ảnh hưởng vì những tranh chấp mạnh mẽ giữa các thế hệ trong các thập niên 60 và 70, nên các cha mẹ tỏ ra ngần ngại không dám áp lực lên con cái trong việc thực hành đạo. Thay vì tìm cách đương đầu với những tranh chấp đó để tìm ra một giải đáp, thì nhiều cha mẹ đã chọn con đường ”đào vi thượng sách”. Hơn nữa, khi vấn đề tôn giáo được nêu ra, vì cảm thấy bất an nên nhiều cha mẹ – thay vì tìm hiểu và đối thoại – lại giữ thái độ im lặng và trao trọn việc ấy cho các linh mục, tu sĩ, nữ tu.

Thêm vào đó, khi tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải chạy đua với học hành, nghề nghiệp để tạo cho mình một chỗ đứng và ổn định kinh tế, không còn thời giờ dành cho nhau, nên vấn đề giáo dục gia đình gặp nhiều khó khăn và bế tắc. Mỗi thành viên trong gia đình tự hội nhập và bị lệ thuộc vào những nguồn văn hóa đa dạng trong môi trường sống của mình: học đường, sách báo, tivi, phim ảnh, internet… Bên cạnh những nguồn văn hóa lành mạnh, cũng không thiếu những nguồn văn hóa hưởng thụ, văn hoá “tình yêu tự do” hay “tự do tình dục”.

Ðặc biệt là vấn đề giáo dục giới tính – trong khi con cái mình đang đụng chạm với nhiều hình thức tự do hưởng thụ tình dục – cha mẹ sẽ dạy con cái như thế nào để chúng không cho rằng “phương pháp tiết dục” của Giáo Hội thật “lạc hậu” và quá xa với văn hóa quần chúng? Cha mẹ có ý thức và đảm nhận bổn phận giáo dục giới tính và giúp con cái nhận từ chính mình những nguyên tắc cơ bản và những khuôn mẫu sống thích hợp thông qua những tương quan tin tưởng và chân thật không?

Một số không ít bạn trẻ do không được giáo dục tối thiểu về đức tin để tôn trọng tình yêu và sự sống nên đã gặp nhiều khó khăn để nhận diện và chọn lựa một tình yêu chân chính, xây dựng một gia đình yêu thương, tôn trọng và trung thành với nhau suốt đời. Vấn đề là càng ngày càng nhiều những gia đình không tự chu toàn được bổn phận giáo dục đức tin và giới tính mà hậu quả là cuộc sống của họ bị tác động của nền văn hóa xã hội hơn được ảnh hưởng những lời giáo huấn của Giáo Hội.

Thực sự thì tổ ấm của tình yêu và sự sống không thể mất đi được, mà chỉ bị giao động, lu mờ do tác động từ những biến chuyển của nền văn hóa vật chất, hưởng thụ ích kỷ. Do đó, nếu có sự tương quan hợp tác giữa gia đình, xã hội và Giáo Hội, các gia đình công giáo vẫn giữ được đức tin của mình và làm lan toả ánh sáng đức tin đó ra môi trường chung quanh như chứng từ của Tin Mừng.

Điều đó cũng có nghĩa là gia đình Kitô giáo một khi được Phúc Âm Chúa Kitô biến đổi, sẽ là tổ ấm yêu thương, nơi cầu nguyện và là trường đào tạo, gìn giữ, cũng cố và phát triển đức tin bền vững cho mọi người trong gia đình và qua đó, cả gia đình sẽ chia sẻ cho nhau kinh nghiệm gặp gỡ Chúa, kinh nghiệm sống đức tin giữa những thách đố thời đại.

Gia đình là nơi thông truyền đức tin cho con cái

Dù bất cứ ở đâu, trong hoản cảnh nào đi nữa, gia đình vẫn là nơi đầu tiên và căn bản nhất trong việc thông truyền đức tin cho con cái, là trường dạy giáo lý đầu tiên cho thế hệ trẻ, là nơi đào tạo những Kitô hữu trưởng thành trong đời sống đức tin và gương mẫu trong đời sống đạo đức, nên những công dân tốt, hữu ích cho Giáo Hội và xã hội. Gia đình lúc nào cũng vẫn là môi trường thuận lợi cho hạt giống ấy được nẩy mầm, phát triển và trổ sinh hoa trái dồi dào.

Trong số bảy tỉ người trên thế giới, chúng ta được đứng vào hàng ngũ hai tỉ rưỡi người được biết Tin Mừng Chúa Kitô. Và trong số chín mươi triệu người Việt Nam, chúng ta được nằm trong số tám triệu người hạnh phúc được làm con Thiên chúa. Quả là một ân ban của Thiên Chúa – vì thế, hơn lúc nào hết chúng ta phải làm cho xã hội nhận ra rằng gia đình chính là chiếc nôi của tình yêu và sự sống làm chiếu tỏa được niềm vui, bình an và hạnh phúc đích thực của Chúa Kitô.

Trong sứ điệp truyền giáo năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 đã nhắc lại: “Đức Tin là món quà được ban cho chúng ta để rồi để mình chia sẻ, trao tặng lại cho nhau; nó còn là cái vốn liếng được nhận lãnh để sau đó phải sinh lời; nó là một ngọn đèn được đốt lên không phải để che giấu, nhưng phải soi sáng cho cả nhà. Đức Tin là hồng ân cao trọng nhất đã được ban cho cho cả cuộc đời mình, và chúng ta không thể giữ riêng cho mình.”

Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này hay lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc về một gia đình. Đó là nơi ta ra đi và cũng là chốn ta sẽ quay về. Hạnh phúc hay bất hạnh lớn nhất của đời người thường bắt nguồn từ đấy: “Home, sweet home!” . Riêng trong nền văn hoá các nước phương đông – bao gồm Việt Nam – vai trò của gia đình đối với mỗi cá nhân còn đặc biệt hơn. Thiên hạ, quốc gia, gia đình chỉ là những ngôi nhà lớn nhỏ với một cấu trúc tương đồng. “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là những nấc thang tiến thân mà con người cần phấn đấu.

Thánh Công Ðồng Vatican 2 trong ”Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo” đã viết như sau: “Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ có bổn phận hết sức quan trọng phải giáo dục chúng, và vì thế, họ phải được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được.”

Truyền thống giáo dục văn hóa đức tin trong gia đình Việt Nam

Ðối với truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam, giáo dục gia đình còn gọi là “gia giáo” có vị trí quan trọng nhất trong gia đình. Ðó là công việc “dạy người nên người”– mà ngày xưa Quản Trọng (725-645 trước công nguyên)đã gọi là ”thụ nhân – trồng người”:

”Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc.

 Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.

 Bách niên chi kế mạc như thụ nhân.”

 

(Kế một năm không gi bằng trồng lúa.

Kế mười năm không gì bằng trồng cây.

Kế trăm năm không gì bằng trồng người.)

 

Công việc này khởi đầu ngay từ khi con người được thành hình trong lòng mẹ gọi là “thai giáo”. Ðây cũng là một lý do mà người Á Đông chúng ta tính tuổi đời người trội hơn người Tây Phương một năm. Cha ông ta rất trọng gia giáo và quan niệm rằng, nước có muôn nhà, nhưng mỗi nhà có một nền giáo dục riêng. Nước có một mục đích giáo dục chung nhưng không thừa nhận một khuôn mẫu chung, vì thế mỗi gia đình phải xây dựng gia giáo cho riêng mình, đặc biệt là lễ giáo, đạo hiếu.

Trong đời sống hằng ngày, cha mẹ chính là thầy cô giáo đầu tiên và cũng là mẫu gương ăn sâu vào đời thường của con. Vì thế, trong việc giáo dục đức tin, giáo dục giới tính, giáo dục lòng hiếu thảo trong gia đình đều thông qua gương sống của cha mẹ. Tất cả tâm tình, thái độ, lời nói, việc làm tích cực hay tiêu cực của cha mẹ đều ảnh hưởng đến con ngay từ khi còn ở trong thai cho đến khi con chào đời và qua từng chặng đường lứa tuổi của con, tạo nên lề lối suy nghĩ, cách cảm nhận và lối sống, hình thành nên gia đạo, gia cương, lễ nghĩa gia phong của từng gia đình.

Nhưng người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong gia đình, đó là người mẹ chứ không phải người cha, cho dù người cha được xem là chủ hộ. Ở Việt Nam – khác hẳn với Trung Hoa – về hình thức, người cha đóng vai trò chỉ huy nhưng thực tế người mẹ lại đứng đầu, quán xuyến tất cả – và đó là nghĩa của vai trò ”nội tướng”.

Nhiều người trưởng thành hiện nay rất xúc động khi nhớ về những kỷ niệm thời thơ ấu của mình được mẹ dạy cúi đầu trước bàn thờ, cằm tay dạy làm dấu Thánh Giá: “Khi đặt tay trên trán, con hãy nghĩ đến Thiên Chúa là Cha dựng nên con; khi đặt tay trên ngực là chỗ của trái tim, con hãy dấy lên lòng mến Chúa Yêsu là Thiên Chúa làm người; khi đặt tay bên trái và bên phải, con hãy nghĩ đến Chúa Thánh Thần xin Ngài ban sức mạnh hộ phù con. Và khi đọc ”Amen”, con xếp tay hình Thánh Giá và hôn lấy ơn cứu độ của con.”

Nếu con cái được lớn lên trong bầu khí đức tin sống động của gia đình, thường xuyên nghe những lời cầu nguyện của cha mẹ, được cha mẹ dạy cầu nguyện, được nhắc nhở về hiện hữu và những ân ban của Thiên Chúa, được học hỏi giáo lý, tham dự Thánh Lễ, sinh hoạt hội đoàn, được chứng kiến đời sống đức tin cụ thể của cha mẹ qua những chọn lựa sống yêu thương và hy sinh cho nhau mỗi ngày, con cái sẽ nhập tâm lối sống đức tin đó vào cuộc sống của riêng mình khi lớn lên.

Giáo dục đức tin không chỉ dừng lại ở các việc đạo đức như đọc kinh lần hạt, lập bàn thờ, treo tranh ảnh đạo, dự lễ tại nhà thờ, theo học các lớp giáo lý theo lứa tuổi – mà còn phải dạy con học sống lời Chúa, tuân giữ đặc biệt giới răn yêu thương qua thái độ luôn nghĩ đến người khác, qua cách ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đinh. Cha mẹ phải biết dùng lời Chúa mà dạy dỗ con, nêu gương cầu nguyện tự phát phù hợp với hoàn cảnh trong các giờ kinh tối gia đình hay vào các ngày giỗ tết trong năm.

Trong Thư Mục Vụ Năm Đức Tin 2012 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, các Giám Mục đã nhận xét: “Nơi một số người, việc giữ đạo chỉ theo tập tục và thói quen, chưa trở thành xác tín cá nhân và động lực cho những chọn lựa quan trọng trong đời sống. Nơi một số người khác, đời sống đức tin quá thiên về tình cảm, chỉ giới hạn vào một số thực hành nghi lễ và luân lý. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời đại đề cao lối sống vật chất và hưởng thụ, nhiều người trẻ công giáo ngày nay cảm thấy bị lung lạc trong đời sống đức tin, nhiều đôi vợ chồng trẻ không còn ý thức trách nhiệm thông truyền đức tin cho con cái”.

Nếu văn hóa Tin Mừng chưa thấm nhập vào văn hóa gia đình Việt Nam, thì phải chăng Tin Mừng mới được tiếp nhận ở cái vỏ hay cái ngọn, chứ chưa chui vào tận trong, chưa tiếp cận với cái gốc của xã hội Việt Nam?    

Gia đình Bernadette (nữ y tá)Renaud Chabousson (kỹ sư, làm việc cho hãng thuốcPfizer) người Pháp- cũng có một cái nhìn không khác gì của chúng tôi trong lãnh vực này. Cả hai ông bà đã nói:

”Chúng tôi không có lý thuyết nào về việc giáo dục niềm tin cho con cái. Ngay từ đầu, chúng tôi chỉ có một mơ ước nhỏ bé: đó là hết lòng yêu thương, cũng như trìu mến chăm sóc con cái. Về phương diện thiêng liêng, trái tim cần lớn lên. Do đó, lời chúc lành và kinh nguyện đọc bên cạnh chiếc nôi là phương thế hữu hiệu nhất giúp trẻ thơ làm quen với sự hiện diện của Thiên Chúa. Ngài là Chủ Tể trời đất muôn vật.

Chúng tôi đi dâng lễ Chúa Nhật hàng tuần và dành thời giờ cầu nguyện chung với con cái. Cầu nguyện hàng ngày khi chúng còn nhỏ và hàng tuần khi chúng đã lớn. Chúa Nhật, ngoài việc tham dự Thánh Lễ còn có thêm việc suy gẫm Lời Chúa. Con cái chia sẻ những gì chúng cảm nghĩ tự đáy lòng.Chúng tôi giáo dục và thông truyền đức tin bằng chính cuộc sống. Chúng tôi sống sâu xa Đức Tin và dành thời giờ để phụng sự Thiên Chúa cũng như để giúp đỡ tha nhân. Đức tin là hồng ân đến từ Thiên Chúa, nhưng cha mẹ thông truyền đức tin cho con cái bằng chính cuộc sống đức tin của mình. Chúng tôi cùng sống Đức Tin trong gia đình. Nhưng cuộc gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa phải là một cuộc gặp gỡ cá nhân riêng tư. Chính Thiên Chúa hoàn toàn tự do và làm chủ trong việc chọn lựa thời điểm thuận tiện cho cuộc gặp gỡ giữa Ngài với linh hồn. Trong tư cách làm cha làm mẹ, chúng tôi có nhiệm vụ tha thiết cầu xin cùng Thiên Chúa để Ngài sớm ban ơn lành cho đứa con nào còn đang ở xa trên con đường đức tin hoặc chưa sống đạo thực sự”.

Kitô, Đấng được xức dầu

Đến đây chúng ta mới thấy rằng điều quan trọng và căn bản nhất là chính cha mẹ phải xác tín và sống niềm tin của mình, thì mới có thể trao ban lại cho con cái, như câu ngạn ngữ la-tinh hay nói “Nemo dat quod non habet – không ai có thể cho cái mà mình không có”.

Mà để được như thế, mỗi người phải trả lời được câu hỏi “Đức Kitô là ai?”“Đức Kitô là ai cho tôi?”.

Trong Tin Mừng Marcô, khi Đức Yêsu cùng với các môn đệ đi đến những làng giáp ranh vùng Caisaria, thì Ngài đã hỏi các môn đệ: ”Theo như người ta nói, thì Thày là ai?”.  Và sau khi nghe được những trả lời từ người ngoài, Đức Yêsu lại hỏi: ”Còn anh em, anh em nói Thày là ai?”.  Phêrô đã trả lời rằng: ”Thày là Đức Kitô” (Mc. 8, 27-30).

“Kitô” – tiếng Hy Lạp là ”khristós”, được dịch ra từ tiếng Do Thái ”Messiah”– nghĩa là “được xức dầu”. Ý nghĩa của việc xức dầu ngay từ trong Cựu Ước đã mang một ý nghĩa rất quan trọng: người được xức dầu là người được Chúa Yahvê chọn để thi hành trách vụ trao ban:

để làm vua: Samuel lấy một chai dầu nhỏ đổ trên đầu Saul, hôn ông và nói: “Đức Yahvê đã xức dầu cho anh để làm vua coi sóc dân Ngài!” (1. Sam. 10, 1)

làm thượng tế: Chúa Yahvê sai Maisen xức dầu cho Aarôn và các con trai của ông để thi hành chức vụ tư tế trong đền thờ: “Ngươi hãy mặc áo thánh cho Aarôn và các con trai của ông và xức dầu cho họ, để họ và dòng tộc họ sẽ mãi mãi thi hành phận vụ tế lễ trước mặt Ta!” (Xh. 40:13-15)

làm ngôn sứ, ra đi giảng truyền Lời Chúa. Chúa Yahvê truyền lệnh cho Êli xức dầu cho Êlisê làm ngôn sứ: “Ngươi sẽ xức dầu cho Êlisê, con trai Saphát, ở Abên Mêhôla, làm ngôn sứ kế vị ngươi!”    (1. Các Vua, 19, 16)

Mà khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, chúng ta cũng đã được xức dầu thánh hai lần.

Lần thứ nhất, trước khi dội nước, Linh Mục xức dầu “katekumene” và đọc: “… vi beder Dig løse dette barn fra menneskeslægtens synd og gøre det til dit tempel og Helligåndens bolig”.

Lần thứ hai, sau khi dội nước, Linh Mục xức dầu ”krisam” và đọc: ”… som nu er indlemmet i Guds folk, må have evigt fællesskab med Kristus vor Yperstepræst, Profet og Konge”.

Như thế có nghĩa là từ giờ phút này, người được rửa tội mang trong mình ơn gọi và sứ mệnh làm vua, thượng tế và ngôn sứ trong thông hiệp với Đức Kitô.

Đức Kitô “là” ai cho tôi ?

Câu hỏi coi ra có vẻ tầm thường và vô bổ – nhưng thực ra lại là nền tảng cho cuộc sống đức tin của mỗi người. ”Chính tôi” – chứ không phải là ai khác – bởi sống đức tin là sống của mỗi người, không ai có thể sống thay cho ai, dù là cha mẹ, anh chị em, vợ chồng hay con cái: mỗi người phải tìm ra cho mình một xác tín về Đức Kitô để rồi tháp nhập vào Ngài mà sống.

”Con nói thày là ai ?” Từ quan trọng nhất trong câu này là chữ “là”. Hãy dừng lại một chút để suy tư về hai từ – quá quen thuộc và rất hay được dùng này – mà nhiều khi chúng ta không hiểu được trọn vẹn ý nghĩa. Những thứ mà mỗi người “có”, đều có thể mất đi hay có thể được thay thế bằng những cái “có”khác. Nhưng khi “là”, thì qua trọn cuộc đời, từ khi sanh ra, lớn lên, già lão rồi chết đi, tôi vẫn “là” chính tôi, không ai có thể “là tôi”được.

Cũng thế, khi biết và xác tín được Đức Kitô “là” ai cho tôi, tôi mới thực sự sống niềm tin của tôi. Hình ảnh về Đức Kitô do các cha trình bày, do cha mẹ hay những bà xơ dạy cho tôi cũng vẫn chỉ là những dẫn đường, những chỉ lối cho chúng ta tìm đến Đức Kitô mà thôi.  Còn việc “ở lại với Ngài” – là xác tín và đáp trả cá nhân của từng người: sống đức tin là sống một quan hệ cá nhân giữa tôi và Đức Kitô do chính tôi cảm nghiệm được. Đức tin trước hết là một ơn ban của Thiên Chúa cho mỗi người, nhưng chính tôi, một cách cá nhân, đáp trả lại Thiên Chúa là Đấng làm cho tôi biết Ngài và muốn bước vào tình bạn với tôi (“Ánh sáng đức tin”, số 39).

Chính mỗi người phải tự khám phá ra Đức Kitô và xác tín” Ngài là ai cho tôi”. Tin Mừng Yoan viết về những môn đệ đầu tiên: ”Họ đến và xem và ở lại cả ngày hôm đó với Ngài. Lúc đó là khoảng giờ thứ mười” (Yn. 1, 39). Sống đức tin là – qua những học hỏi, những nghe biết về Đức Kitô, như những chỉ lối – mỗi người phải tự mình đến, xem và ở lại với Người. Nếu không, thì chỉ là những gió cuốn, không để lại một mảy may âm hưởng trong tâm hồn.

Cảm nghiệm của các thánh về Đức Kitô

Nếu đọc lại gương các thánh, chúng ta sẽ nhận thấy mỗi vị thánh đều khám phá Đức Kitô trong một cảm nghiệm cá biệt cho chính mình, chẳng vị thánh nào giống vị thánh nào.

Thánh nữ tử đạo đầu tiên của Việt Nam Anna Lê Thị Thành (1781-1841) đã cảm nghiệm được rằng, Đức Kitô là Đấng duy nhất phải tôn thờ và kính yêu, nên bà đã sống và đã dạy dỗ các con trong niềm tin đó: bà thà chịu đòn roi và chịu chết rũ tù chứ không bỏ đạo.

Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Yêsu (1873-1897)– một nữ tu dòng kín, chết lúc mới 24 xuân xanh – đã cảm nghiệm được rằng để bày tỏ tình yêu của mình với Đức Kitô, thì không cần phải thực hiện những việc làm anh hùng, lớn lao: “Con không thể làm những việc cao siêu được. Cách duy nhất để con chứng tỏ tình yêu của mình là bằng những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ nhất với tình yêu. Con là một linh hồn rất bé mọn, chỉ có thể dâng những điều bé mọn cho Chúa mà thôi.”

Thánh Phanxicô thành Assisi (1181-1226)đã tìm ra Đức Kitô trong hết mọi con người nghèo đói, nên dù là con của một thương gia giàu có, Ngài đã bán hết gia tài để thành lập những nhà tình thương cho hết mọi người yếu đau, tật bệnh, không có tiền thuốc thang, ăn uống qua “dòng anh em hèn mọn”.

Thánh Phaolô, qua biến cố bị ”chóa mắt””ngã ngựa” trên đường đi Damas (CvTđ 9, 3-9), đã cảm nghiệm được chính Đức Kitô mà Ngài đang tìm bắt và rồi Ngài mô tả cảm nghiệm đó: ”Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi”(Gal. 2, 20). Chỗ khác Ngài lại xác tín rằng: “Sự sống hay sự chết, không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của Thiên Chúa, trong Đức Kitô” (Rm 8, 38).

Ước mong trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, sau khi đã được “nghe” về Đức Kitô, hãy “đến”“ở lại” với Người rồi tháp chính mình vào Đức Kitô, để xác tín và sống trọn vẹn niềm tin của mình trong suốt cuộc đời, – dù nhiều khi chỉ thấy như là thất bại, đắng cay – nhưng thực sự đó lại là khởi điểm cho hồng ân đức tin và là cơ hội tốt để thử thách lòng tín trung.

Trong ngày lãnh nhận bí tích rửa tội, Linh Mục đã trao ban Đức Kitô cho chúng ta và đã tháp nhập chúng ta vào Ngài: chúng ta “là” kitô hữu: “người được xức dầu, ”là” người mang Đức Kitô trong tâm, ”là” người thuộc về Đức Kitô.

Chúng ta đã thực sự sống ”là” kitô hữu chưa? Hỏi là đã trả lời rồi vậy.

Nguyễn Trọng Lưu.