CẦU NGUYỆN
Lm. Phêrô NGUYỄN KIM THĂNG
CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN C
Cầu nguyện là một hoạt động thiêng liêng trong Tin Mừng Lu-ca. Trong Lu-ca, ta gặp từ “cầu nguyện” rất nhiều lần. So với các Phúc Âm khác, Lu-ca cũng sử dụng từ “cầu nguyện” nhiều hơn cả. Ngoài ra, chỉ trong Lu-ca, chúng ta tìm thấy ba dụ ngôn về cầu nguyện:
Người bạn quấy rầy lúc đêm khuya (11, 5-8);
Bà góa và viên thẩm phán (18, 1-8);
Người biệt phài và người thu thuế (18, 9-14).
Anh chị em thân mến,
Trong Chủ nhật 29 thường niên năm C này, ta thử tìm hiểu chủ đề cầu nguyện trong Lu-ca qua dụ ngôn “Bà góa và viên thẩm phán”. Qua dụ ngôn này, Chúa Yê-su muốn dạy những gì cho các môn đồ về sự cầu nguyện? Có hai điều:
Thứ nhứt: Sức mạnh của lời cầu nguyện.
Thứ hai: Sự kiên trì trong việc cầu nguyện.
Trước hết, sức mạnh của lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện có ảnh hưởng mãnh liệt trên thành quả của công việc chúng ta làm. Nhờ lời cầu nguyện của Môsê mà dân Do Thái đã chiến thắng quân Amaléc.
Thứ hai, để thực nghiệm được sức mạnh của lời cầu nguyện, chúng ta phải kiên trì. Trong bài đọc thứ nhứt , chúng ta thấy ông Mô-sê đã kiên trì trong sự cầu nguyện như thế nào. Trong khi quân Israel giao chiến với quân Amalec, ông lên đỉnh núi cầu nguyện. Bao lâu ông giơ tay lên cầu nguyện, thì quân Israel thắng thế, quân giặc lùi. Khi ông bỏ tay xuống, thì quân giặc lại thắng thế, quân Israel lùi.
Trong bài Phúc Âm, Chúa Yê-su nói về một vị thẩm phán lì lợm, dưới không nể người, trên không sợ Trời. Thế mà ông đã chịu thua một bà góa nghèo hèn. Ngày ngày bà cứ kêu gào mãi trước cửa nhà ông, xin ông minh oan cho bà. Sau cùng, vì không chịu nổi được sự quấy rầy đó mà ông phải chiều ý, xử minh oan cho bà.
Khi nói dụ ngôn trên, Đức Yê-su chỉ nhằm dạy chúng ta điều này: Phải dùng lời cầu nguyện để kết hợp cùng Chúa ban đêm cũng như ban ngày, khi vui cũng như lúc buồn. Chúng ta phải tạo cho cầu nguyện thành một tập quán, một nhu cầu như ăn cơm uống nước vậy.
Nếu chúng ta biết cầu nguyện như Đức Yê-su đã cầu nguyện và dạy các môn đệ cầu nguyện, chúng ta sẽ ưa thích sự cầu nguyện. Và dầu gặp hoàn cảnh nào đi nữa, tâm hồn chúng ta cũng sẽ gặp được bình an.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã truyền cho chúng con: Phải cầu nguyện luôn và không bao giờ được chán nản. Xin Chúa cho mỗi người chúng con biết triệt để thực thi lệnh truyền của Chúa.
Amen.
At bede
29. Almindelige søndag C
Bønnen er en åndelig handling i Lukasevangeliet. I Lukas møder vi ordet “bøn” så mange gange. I sammenligning med de andre evangelier bruger Lukas også ordet “bøn” meget mere. Derudover er det kun i Lukas, at vi finder tre lignelser om bøn:
Vennen, der forstyrrer om natten (11, 5-8);
Enken og den uretfærdige dommer (18, 1-8);
Farisæeren og tolderen (18, 9-14).
Kære brødre og søstre,
På den 29. almindelige søndag år C, forsøger vi at lære temaet ”bøn” i Lukas gennem lignelsen om “Enken og den uretfærdige dommer”. Hvad ville Jesus lære sine disciple om bøn gennem denne lignelse? Der er to ting:
For det første: Effekten af bøn.
For det andet: Udholdenheden i bøn.
Først og fremmest er bønnen kraft. Bønnen har en intens effekt på resultatet af det arbejde, vi gør. Takket være Moses’ bønner besejrede israelitternes hær Amalekitterne.
For det andet ligger bønnens magt i, at vi holder ud.
I den første læsning, ser vi, hvordan Moses holder ud i bøn. Mens den israelske hær kæmpede mod Amalekitterne, kom han til bjerget for at bede. Når han løftede sin hånd i bøn, sejrede den israelske hær, og fjenden gik tilbage. Når han fjernede sine hænder, sejrede fjenden, og den israelske hær gik tilbage.
I evangeliet fortalte Herren Jesus om en uretfærdig dommer, som ikke frygtede Gud og var ligeglad med mennesker. Men han hjalp en fattig enke. Dag efter dag råbte hun foran hans dør og bad ham om at give hende hendes ret. Endelig på grund af hendes udholdenhed og hans angst for at hun skulle slå ham i ansigtet, samtykkede han og hjalp hende.
Som nævnt ovenfor i lignelsen, vil Jesus kun lære os dette: Vi skal bede til Gud nat og dag uanset, om vi er glade eller triste. Vi skal gøre bønnen til en vane, ligesom vi spiser og drikker.
Hvis vi kan bede som Jesus bad og lærte sine disciple at bede, ville vi foretrække bønnen. Og hvis vi møder svære situationer, vil vore hjerter også mødes med fred.
Kære Jesus Kristus, Du har befalet os: Vi skal altid bede og aldrig være kede af det. Må Du give hver af os kraft til at gennemføre din befaling.
Amen.¨