Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới lại “ăn”nhiều “tết” như dân tộc Việt nam chúng ta: nào là “tết” hay “tết nguyên đán”, là tết đầu năm âm Canada Goose Outlet lịch; “tết kỳ yên” là tết để cầu xin ông bà tổ tiên ban bằng an cho gia tộc vào ngày 15 tháng giêng; “tết thanh minh” với tục tảo mộ – tức tục sửa sang mồ mả được tổ chức vào ngày 3. 3 – để nguyện cầu cho hương hồn người quá cố trong gia đình; “tết đoan ngọ” – ngày 5. 5 – để cầu xin cho mùa màng ronaplan.ca được tốt đẹp; “tết trung nguyên” – sau này được gọi là ngày xóa tội vong nhân, mà trong ngôn từ Phật Giáo gọi là lễ vu lan, tức ngày 15.7 , ngày cầu xin Trời Phật xóa tộị cho cha mẹ, cho các thân nhân vong hồn; “tết trung thu” ngày 15.8 – là tết của trẻ em và cuối cùng là “tết táo quân”, ngày 23 tháng chạp, để tạ ơn thần bếp.
Ăn tết trong tinh thần công giáo
Nguyễn Trọng Lưu
Có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới lại “ăn”nhiều “tết”như dân tộc Việt nam chúng ta: nào là “tết”hay “tết nguyên đán”, là tết đầu năm âm lịch; “tết kỳ yên” là tết để cầu xin ông bà tổ tiên ban bằng an cho gia tộc vào ngày 15 tháng giêng; “tếtthanh minh” với tục tảo mộ – tức tục sửa sang mồ mả được tổ chức vào ngày 3. 3 – để nguyện cầu cho hương hồn người quá cố trong gia đình; “tết đoan ngọ” – ngày 5. 5 – để cầu xin cho mùa màng được tốt đẹp; “tết trung nguyên” – sau này được gọi là ngày xóa tội vong nhân, mà trong ngôn từ Phật Giáo gọi là lễ vu lan, tức ngày 15.7 , ngày cầu xin Trời Phật xóa tộị cho cha mẹ, cho các thân nhân vong hồn; “tết trung thu” ngày 15.8 – là tết của trẻ em và cuối cùng là “tết táo quân”, ngày 23 tháng chạp, để tạ ơn thần bếp.
Ấy là chưa kể một số những lễ tết khác như tết hạ diên – khi bắt đầu cấy lúa; tết thượngdiên – khi lúa đã lên đòng; tết thuợng tân– khi bắt đầu thu hoạch mùa màng – và một số tết theo phong tục âu tây, như tết tây – 1.1 dương lịch; tết độc lập của Pháp, ngày 14.7 dương lịch.
Tuy nhiên cái “tết” quan trọng nhất mà người Việt “ăn” lớn nhất, đó là “TẾT” hay “Tết nguyên đán”. “Tết nguyên đán” – cũngcòn được gọi là ”Tết cả”, ”Tếtta”, ”Tết Âm lịch” hay “Tết cổ truyền”.
Trong khuôn khổ bài này, tôi muốn bàn về ý nghĩa của việc ăn tết đồng thời đặt ý nghĩa đó trong tinh thần công giáo, để người công giáo Việt Nam chúng ta có thể phần nào sống được ý nghĩa của một truyền thống vô cùng linh thiêng và phong phú này.
“Ăn” và “ăn tết”
Khi nói đến “ăn”, thường chúng ta chỉ liên tuởng đến hành động “nhai”và “nuốt”một thứ đồ ăn nào đó để có thể đem lại sức sống cho cơ thể. Nhưng nếu chỉ hiểu giản luợc như thế – thì chúng ta mới chỉ đứng ờ bình diện vật lý mà thôi – mà quên đi một khía cạnh tâm lý quan trọng của việc “ăn”: “ăn” là một dịp để con người gặp gỡ, chia sẻ, cảm thông với những con người khác.
Thực vậy, bữa ăn trong gia đình là lúc cha mẹ. vợ chồng, con cái quây quần bên nhau, để chia sẻ cho nhau miếng ngọt miếng bùi, để san sớt cho nhau nhưng vui buồn khó nhọc hay để cùng chung vui với nhau qua những thành công trong ngày. Bữa ăn cũng là dịp để chúng ta bày tỏ lòng cám ơn hay tấm lòng ưu ái, trìu mến đến những người thân quen: chẳng thế mà khi có ai đến thăm hay đến chơi nhà, chúng ta thường mời họ “ăn” cơm với chúng ta hay sao ?
Chính vì thế mà Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu – nếu tôi nhớ không lầm – đã nhận định rằng – muốn ăn ngon – thì đồ ăn ngon thôi chưa đủ, còn phải chọn đúng giờ ăn, đúng nơi ăn và nhất là phải cùng đồng cảm được với những người cùng ăn – thì mới có thể có một bữa ăn ngon được. Đó cũng là chiều kích giao cảm giữa những con người với nhau qua tiệc tùng mà nhiều nhà tâm lý học – trong đó có Howard Gardner – đã nêu lên.Cái tình yêu chia sẻ đó đã được cụ Tam Nguyên Yên Đổ mô tả rất ngắn gọn, nhưng đầy dấu ái qua hai vần thơ lục bát:
“ Rượu ngon không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền không mua”
Còn“TẾT” có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. “Tết” do chữ “Tiết” – là một khoảng thời gian nào đó trong năm tùy theo khí hậu:“tứ thời bát tiết”. Còn hai chữ “nguyên đán” – có gốc từ chữ Hán– “nguyên”có nghĩa là khởi đầu, còn “đán” là buổi sáng sớm – thế nên đáng lý ra phải gọi là ”tiết nguyên đán” mới đúng.
Vì âm lịch là lịch tính theo chu kỳ vận hành của mặt trăngnên tết nguyên đán bao giờ cũng đến muộn hơn tết dương lịch – haytết tây. Do quy luật cứ 3 năm nhuận một tháng của âm lịchnên ngày đầu năm của tết nguyên đán không bao giờ trước ngày 20 tháng 1 dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 dương lịch – mà thường chỉ nằm vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2dương lịch. Toàn bộ tết nguyên đán thường kéo dài trong khoảng 7 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới, tức từ 23 tháng chạp đến hết ngày 7 tháng giêng.
”Tết” bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp, là ngày người Việt cúng ”Ông Táo”. ”Ông Táo” vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ để lên báo cáo với Ngọc Hoàng. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng chạp âm lịch hàng năm. Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép – cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy. Cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lênThiên đình chầu Ngọc Hoàng.
“Tết” cũng còn là một dịp lễ, có hội hè, cúng bái, có đình đám say sưa. Mà động từ “Tết” lại mang ý nghĩa của hành vi biếu quà cho bậc cha mẹ, thày cô nhân dịp đầu năm: ”mùng một tết cha, mùng ba tết thày”.
Như vậy “ăn tết” có nghĩa là tố chức một cuộc lễ có cúng bái, có hội hè, chè chén trong một khoảng thời gian nào đó để hết mọi nguời thân thương có thể gặp gở, chia sẻ, chuyện trò, hàn huyên, có thể biếu xén hay trao tặng quà cho nhau – mà mục đích là để thắt chặt tình thân với nhau.
Hiểu như thế chúng ta mới thấy được truyền thống “ăn tết” của người Việt chúng ta mang một ý nghĩa linh thiêng, phong phú – mà có lẽ không một dân tộc nào trên thế giới có thể diển tả đuợc- ngay trong chính ngôn từ của họ.
Ăn tết trong tinh thần công giáo
Có hai bữa tiệc điển hình trong Tân Ước – mà nếu khi “ăn tết” người công giáo Việt Nam chúng ta biết lồng trong tinh thần đó, thì có lẽ không có lối “ăn tết” nào tốt đẹp hơn. Đó là bữa tiệc chia tay của Đức Kitô với nhóm 12 trước khi ngài chịu khổ hình tại Yêrusalem (Yoan 13-17) và bữa tiệc Agape của những người công giáo đều tiên thời các Tông Đồ (Công Vụ các tông đồ, 2, 42-47).
Trong bữa tiệc chia tay, điểm nổi bật nhất là ý nghĩa hiến dâng, làtấm lòng cảm thông, yêu thương, hiệp nhấtgiữa Đức Kitô và nhóm 12, đến nỗi không còn sự cách biệt giữa thày và tớ – mà tất cả đều là bạn hữu (Yn. 15,15). Còn trong bữa tiệc Agape – là tiệc bẻ bánh của cộng đoàn công giáo đầu tiên tại Yêrusalem, “những nguới tham dự đều coi mọi sự như của chung, trong sự đồng tâm hiệp nhất” (CvcTđ. 2, 44-46).
Căn bản của cả hai bữa tiệc này đều là sự gặp gỡ, chia sẻ và giao hòa bằng hữu giữa những nguời dự tiệc để rồi từ đó vun trồng mối liên hệ tình yêu hàng dọc (tình yêu Đức Chúa) và tình yêu hàng ngang (tình yêu tha nhân).
Cũng thế, “ăn tết” trong tinh thần công giáo là phải làm sao để qua những lễ nghi bên ngoài, qua những tiệc tùng, chào hỏi, nguời công giáo có thể làm triển nở được mối tình đã đón nhận từ Đức-Chúa-Tình-Yêu đang thể hiện nơi mình và nơi những nguời đến “ăn tết” với mình, dù là đến bằng xác thân – giữa những nguời còn sống -; hay đến bằng tâm linh – với những người đã chết -; dù là đến bằng hiện thân – tại nhà đang quay quần quanh bàn tiệc -; hay đến trong tâm khảm – như đối với những người thân thương còn ở Việt nam hay sống tại khắp mọi miền trên thế giới.
Đó cũng chẳng phải là sự hiệp thông mà người công giáo chúng ta hằng tuyên xưng : “các thánh cùng thông công” đó sao ?
Cái tết đích thực của nguời công giáo
Nếu con ngưởi tại thế thuờng quan niệm về tết và thời gian như một chu kỳ được biểu tượng qua vòng tròn, hết vòng rồi sẽ quay lại :“khứ nhi phục thủy”
thì quan niệm thời gian của người công giáo hiểu trong chương trình cứu độ của ThiênChúa lại được biểu tuợng qua đường thẳng, trên đó các bến cố được xảy ra tuần tự để đi đến một kết điểm – mà trong Cựu Ước gọi là ngày của Yahvê, còn trong Tân Ước gọi là ngày Thiên Chúa tạo nên trời mới, đất mới – trong khi đó các nhà thần học gọi là thời cánh chung (escathologie):
Tưởng cũng nên nhắc đến ở đây một lối nhìn cánh chung mới – kết hợp được cả cái nhìn của khoa học và thần học – của một linh mục dòng tên người Pháp, vừa là một nhà cổ sinh vật học nổi tiếng mà cũng lại là một triết gia và thần học gia sống rất gần chúng ta – mà có một thời các tư tưởng của Ngài đã bị tra khảo rất nhiều: đó là chủ thuyết tiến hóa hữu thần của Lm. Pierre Teihard de Chardin (1881-1955). Khởi từ những tiến hóa của mọi loài trong vũ trụ như thuyết của Charles Darwin (1809-1882), Teihard de Chardin đã cắt nghĩa sự tiến hóa của các vật vô cơ cũng như hữu cơ theo huớng đi lên của hình chóp nón, để đạt đến tận điếm –mà Ngài gọi là “Christ-Oméga”, là điểm quy tụ của các tiến trình tiến hóa hầu hoàn tất chương trình sáng tạo của Thiên Chúatrong Đức Kitô: “Le Christ en tant que réalisant la coïncidence entrele centre universel christique, fixé par la théologie, et le centre universelcosmique, postulé par l’anthropogénèse” (xem Teihard de Chardin, Claude Cuénot, Ėcrivain de toujours, phần 2, La vision pan-christique du Père Teihard de Chardin, chương1-3, tr. 71-151, Seuil, 1978)
Điều đó có nghĩa là cái “tết” – chẳng hạn cái tết Nhâm Thìn năm 2012 – mà chúng ta đang “ăn” ở đây, chỉ là một cái tết, một biến cố nằm trong chương trình của Đúc Chúa mà trọng điểm là ngày của Yahvê – ngày mà Đức Chúa tạo một trời mới, một đất mới – trong đó chỉ còn tình yêu vĩnh hằng.
Nói một cách khác, cái “tết” mà chúng ta đang “ăn”giữa lòng thế giới hôm nay phải là một cái tết đưa chúng ta đến cái tết đích thực là sự hoàn thành một thế giới mới theo thánh ý Thiên Chúa – là lúc không còn thời gian hạn hữu nữa mà chỉ còn viên mãn trong yêu thương tràn đầy mà thôi.
Bởi thế trách nhiệm của mội người công giáo Việt nam chúng ta không phải chỉ là “ăn tết” theo như tập tục thông thường của ông bà để lại, mà theo thiển ý của tôi, còn phải “ăn tết” theo đúng tinh thần của chương trình tạo dựng và cứu chuộc của Đúc Chúa nữa.
Nhưng “ăn tết” như vậy cũng không phải là dễ. Thế nên chúng ta hãy cẩu xin Đúc Chúa là Chúa của thời gian giúp chúng ta “ăn tết” theo ý Ngài.
Nguyễn Trọng Lưu