Đứng trước một sự kiện xảy ra, mỗi ngưòi đều có thể có những cái nhìn rất khác nhau tùy theo vị thế mình lựa chọn. Chẳng hạn đứng trước biến cố lễ Giáng Sinh, đối với người công giáo và những người tin vào Đức Chúa…

”Thế có lần nào …?”

Nguyễn Trọng Lưu

 

Đứng trước một sự kiện xảy ra, mỗi ngưòi đều có thể có những cái nhìn rất khác nhau tùy theo vị thế mình lựa chọn. Chẳng hạn đứng trước biến cố lễ Giáng Sinh, đối với người công giáo và những người tin vào Đức Chúa, đó là khởi điểm của việc hoàn thành hồng ân cứu rỗi đã được loan báo ngay từ thời Cựu Ước qua các ngôn sứ. Đối với những ngưòi không có niềm tin tôn giáo, lễ Giáng Sinh chỉ là một huyền thoại không tưởng, được lập đi lập lại một cách vô ý thức, có khi lại còn làm hại cho sự trưởng thành của con người. Còn đối với những người làm thương mại, lễ Giáng Sinh chỉ là một dịp kiếm tiền qua những hàng bán cho giới tiêu thụ mà thôi.

Ở đây, trong khuôn khổ bài này, khi viết về lễ Giáng Sinh, tôi chọn lựa chỗ đứng như Nguyễn Du đã viết trong Kiều :

”Đem lời phương tiện mở đường hiếu sinh”,

– nghĩa là qua những hiện tượng bên ngoài của lễ Giáng Sinh để khai phóng một cái nhìn mới, như một phản chiếu từ Tình-Yêu-Tuyệt-Đối, là tâm điểm của lễ Giáng Sinh.

Ánh sáng

Hiện tượng gần gũi nhất, cụ thể nhất đập vào mắt chúng ta trong dịp lễ Giáng Sinh là ánh sáng. Từ nhà ở đến các cửa tiệm và đường phố, chỗ nào người ta cũng chưng nến hay điện đèn sáng chói, với muôn màu rực rỡ, lập lòe trong bóng tối của đêm đen. Từ đèn ngôi sao đến những đèn bảy ngọn, cho đến những hình ông già Noël ngồi xe được những con linh dương kéo trên tuyết để đi trao quà cho các em bé … tất cả đều đẹp, đều diệu vợi, đều mời gọi con người đi vào thế giới của linh thiêng, thế giới nồng ấm của lễ Giáng Sinh.

Đèn ngôi sao, được gơi hứng từ Kinh Thánh Tân Ước qua tường thuậtvề ánh sao dẫn đường cho ba vị hiền triết muốn đi kính bái vị vua mới chào đời (Mt. 2, 2) – cốt ý nói lên sự huớng dẫn yêu thương, che chở của Đức Chúa cho con người qua hết mọi biến cố trong dòng thời gian. Đèn bảy ngọn – một biểu trưng đặc biệt trong Do Thái Giáo – nhắc nhớ con người tới ngày Sabbat, là ngày của Đức Yahvê. Còn đèn hình ông già Noël đi phát quà cho trẻ em, là biểu tượng cho một niềm tin dân gian, muốn nhắc nhớ con ngưòi hãy biết chia sẻ miếng cơm manh áo cho nhau.

Mà nếu chỉ với ánh sáng con người mới nhìn thấy rõ mọi vật, thì trong cuộc đời của mỗi người cũng phải có một thứ ”ánh sáng”– không phải là thứ ánh sáng của lửa, của mặt trời hay của điện đèn – mà là một thứ ánh sáng nội tại trong sâu thẳm của tâm lòng mỗi người, làm cho mỗi người nhận ra chỗ đứng của mình trong vũ trụ và trong thông hiệp với đất trời và với anh em đồng loại.

Thứ ánh sáng đó đã được H. C. Andersen vẽ lại một cách tuyệt diệu trong chuyện”Den lille pige med svolvstikkerne””Em bé bán diêm”. Chỉ với ánh sáng của một que diêm bé nhỏ, em bé gái đó đã cảm nhận được hơi ấm làm tan đi cái lạnh buốt của gió tuyết mùa đông. Cũng chính cái ánh sáng của một que diêm bé nhỏ đó đã đưa em gặp lại bà ngoại ở một thế giới khác – thế giới vĩnh cửu tràn ắp ân tình mà chỉ riêng hai bà cháu biết được.

Đó là thứ ánh sáng mà triết gia Gabriel Marcel (1889-1973) đã cảm nghiệm được qua ”huyền nhiệm tha nhân”. Triết học của G. Marcel khởi đầu từ một nhận định căn bản : ”sống là sống với tha nhân” – ”vivre, c´est vivre avec les autres”. Từ khi được thụ thai cho đến lúc được sinh ra và mãi cho đến ngày chết đi, lúc nào con người cũng được bao bọc trong tình yêu tha nhân, vì chỉ với tha nhân, cái ”tôi” mới được phát triển toàn vẹn.Sống không có tha nhân, thì conngười chỉ là một hiện hữu đơn độc, què quặt, chết chóc. Đó là cái què quặt, chết chóc chúng ta đã quá biết qua triết lý buồn nôn, thừa thãi, phi lý của Jean-Paul-Sartre (1905-1980): ”L´enfer, c´est les autres””tha nhân là hỏa ngục”. Đó cũng chính là cái chết chóc gớm ghê của các thể chế độc tài, đã biến tha nhân thành những công cụ phục vụ cho quyền lợi của một nhóm người – như thể chế cộng sản mà chúng ta đang thấytrước mắt.

Khi nói ”sống với”, là G. Marcel muốn nói đến cái hiện hữu trong sự đón nhận và chia sẻ trọn vẹn với tha nhân. Giá trị của mỗi người sẽ được hình thành tùy vào cái mà tôi ”là” và cái mà tôi ”có”để chia sẻ với tha nhân và ngược lại. Nói một cách khác, ”tôi” có trách nhiệm về hiện hữu của tha nhân mà tha nhân cũng có trách nhệm về hiện hữu của tôi. Chính vì thế triết họcG. Marcel đã khai triển rất sâu sắc những phạm trù sống rất hiện thực như thủy chung, cảm thông, chia sẻ, cái chết… trong ” Être et avoir” và trong ”Fragments philosophiques”.

Mà ngay cả khi bước vào thế giới mai sau, con người vẫn tiếp tục sống với tha nhân, bởi cái chết chỉ là hiện hữu của các hữu thể trong một trạng thái khác mà thôi. Đó cũng chính là ý nghĩa thẳm sâu nhất của sự hiện hữu của con người mà các triết giađã định nghĩa rằng con người là ”être-pour-la-mort” . Phải chăng cái nhìn của G. Marcel là một cái nhìn triết học tây phương về ” đạo ông bà”của người Việt Nam chúng ta ? – Xin quý vị hãy đọc bài ”Tổ tiên Việt và ngôi nhà Việt Nam” của tôi để so sánh (Thông tin liên lạc số 33)

Đức Phật lại khám phá ra ánh sáng cuộc đời trong ”giác ngộ” -mà tiếng Anh và tiếng Pháp dịch rất tuyệt – là ”illumination”có nghĩa là ”làm phát sáng” – và từ đó Ngài dạy cho chúng sinh biết ”chấp mê” để đi vào cõi không an bình cực lạc. Nhiều người đã lầm nghĩ rằng, cõi không của Đức Phật chỉ là hư không, trống rỗng, không tưởng theo kiểu ”néant” của nhiều triết gia tây phương. Không, ”cõi không” của Đức Phật là cõi hiện hữu của tâm định – mà tôi đã trình bày trong bài ”Cho tôi được tự do thật” (Thông tin liên lac số 31) – là nơi chỉ có CHÂN, THIỆN, MỸ,chỉ có TÌNH YÊU vô vị lợi, tràn đầy từ bi hỷ xả, không còn tranh chấp, không còn hận thù, không còn ”tham”, ”sân”, ”si” và như vậy cũng không còn bị buộc trói vào ”Karma” nữa.

Với việc nhập thể và nhập thế của Đức Kitô – mà người công giáo và những nguời tin vào Đức Chúa mừng kính trong dịp lễ Giáng Sinh hàng năm -thì thứ ánh sáng nội tại đó lại mang một chiều kích thần linh diệu vợi – mà lý luận và tư duy của con người không thể nào phân tích được, mà chỉ có thể cảm nhận và sống huyền nhiệm ấy mà thôi. Thứ ánh sáng đó không chỉ còn là một cảm thông, một giao cảm giữa những con người trong kiếp nhân sinh này, mà đã được nối kết, được thăng hoa lên cõi thần linh, được hiệp thông vào với chính Đức Chúa . Ánh Sáng là Lời, mà Lời là chính Đức Chúa và Đức Chúa đã mặc lấy xác người đến ở giữa chúng ta (Yoan 1, 1-18). Đó là kỳ công vĩ đại của Tình-Yêu-Đức-Chúa mà ngôn sứ Isaia trong Cực Ướcđã loan báo bằng ngôn từ Emmanuël: Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.

Cuộc đời của mỗi người cũng rất nhiều lúc bị tối tăm bao phủ, chẳng khi nào được toại nguyệt trăm phần như mộng ước. Nếu chỉ oán hờn, giận dỗi, bực dọc mà không biết dùng chính những cái hay, cái tốt trong mọi hoàn cảnh của phút giây hiện tại đang trong tầm tay với của mình để nhìn ra ánh sáng nội tâm và để thắp lên ánh sáng đó, thì cuộc đời sẽ chỉ là tối tăm, là ngục tù, là khổ đau triền miên mà thôi.

”Thà rằng thắp lên một lửabé nhỏ,

Còn hơn ngổi nguyền rủa bóng tối cuộc đời”

Quà Giáng Sinh

Hình ảnh ông già Noël mặc quần áo đỏ, râu trắng bạc, vai đeo những túi quà nặng trĩu ngồi trên xe gỗ được các con linh dương kéo đi trên tuyết để phát quà cho trẻ em, là một niềm tin nhân gian -mà nhiều người cho rằng niềm tin đó phát xuất từ đời sống chỉ biết yêu thương và giúp đỡ những người khác của Giám Mục công giáo Martin, Giám Mục thành Tours bên Pháp vàonăm 371- mà chắc nhiều người đã biết qua tục lệ về Biskop Morten được mừng vào ngày 11.11 mỗi năm.

Chúng ta thấy rằng gần đến lễ Giáng Sinh thì ai ai cũng nô nức đi mua quà tặng cho người mình thương. Việc tặng quà cho người mình thương là một cử chỉ gói trọn tấm lòng thương nhớ và muốn chia sẻ, muốn đến với nhau. Chính vì thế, theo tôi, giá trị của món quà tặng sẽ tùy thuộc vào cung cách mình tặng quà cho người khác, chứ không tùy thuộc vào giá trị đắt tiền hay rẻ tiền của món quà.

Đó là ý nghĩa rất sâu xa ẩn dấu trong bài hát ”The little drummer boy”– bài hát Giáng Sinh mà tôi thích nhất – của Katherine K. Davis(1892-1980) sáng tác năm 1958 :

“Come they told me pa-rum pum pum pum
A newborn King to see pa-rum pum pum pum
Our finest gifts we bring pa-rum pum pum pum
To lay before the King pa-rum pum pum pum
Rum pum pum pum; rum pum pum pum
So to honor Him pa-rum pum pum pum
When we come.

Little Baby pa-rum pum pum pum
I am a poor boy too pa-rum pum pum pum
I have no gift to bring pa-rum pum pum pum
That’s fit to give our King pa-rum pum pum pum
Rum pum pum pum; rum pum pum pum
Shall I play for you pa-rum pum pum pum
On my drum ?

Mary nodded pa-rum pum pum pum
The ox and lamb kept time pa-rum pum pum pum
I played my drum for Him pa-rum pum pum pum
I played my best for Him pa-rum pum pum pum

Rum pum pum pum; rum pum pum pum
Then He smiled at me pa-rum pum pum pum
Me and my drum”.

Nhưng cũng nhiều lúc, chúng ta vì quá chú ý tới nhưng món quà “bên ngoài” vào những dịp nào đó, mà lại vô tình lãng quên đi những món quà thật nhỏ bé cho những người kề bên chúng ta đang cần đến trong từng giây từngphút của ngày thường trong cuộc sống – dù chỉ là một cử chỉ âu yếm, một nụ hôn nồng cháy, một lời nói ân tình hay một lời xin lỗi chân thành giữa vợ chồng, con cái , tha nhân – mà Norma Cornett Marek muốn nhắc nhớ chúng ta trong bài hát “Tomorrow never comes” (1989) – kẻo một khi qua đi, khi chúng ta chưa kịp làm những điều nhỏ bé đó cho những ngưòi thân thưong của chúng ta, thì chỉ còn lại ân hận mà thôi. Bài hát đó thật cảm động :

f I knew it would be the last time
that I’d see you fall asleep,
I would tuck you in more tightly
and pray the Lord, your soul to keep.


If I knew it would be the last time
that I see you walk out the door,
I would give you a hug and kiss
and call you back for o­ne more.

If I knew it would be the last time
I’d hear your voice lifted up in praise,
I would videotape each action and word,
so I could play them back day after day.


If I knew it would be the last time,
I would spare an extra minute or two
to stop and say “I love you,”
instead of assuming you would know I do.

If I knew it would be the last time
I would be there to share your day,
Well I’m sure you’ll have so many more,
so I can let just this o­ne slip away.

For surely there’s always tomorrow
to make up for an oversight,
and we always get a second chance
to make everything right.

There will always be another day
to say “I love you,”
and certainly there’s another chance
to say our “Anything I can do’s?”

But just in case I might be wrong,

and today is all I get,

I’d like to say how much I love you
and I hope we never forget,
tomorrow is not promised to anyone,
young or old alike.
And today may be the last chance you get
to hold your loved o­ne tight.

So if you’re waiting for tomorrow,
why not do it today?
For if tomorrow never comes,
you’ll surely regret the day
that you didn’t take that extra time
for a smile, a hug, or a kiss,
and you were too busy to grant someone,
what turned out to be their o­ne last wish.

So hold your loved o­nes close today,
whisper in their ear,
tell them how much you love them
and that you’ll always hold them dear.

Take time to say “I’m sorry,”
“please forgive me,” “thank you,” or “it’s okay.”
And if tomorrow never comes,
you’ll have no regrets about today.

“Thế có lần nào…?”

Nhạc sĩ Hoàng Đức – mà chắc nhiều người cũng biết, là Linh Mục Nguyễn Đức Mầu – dòng Chúa Cứu Thế – vào khoảng năm 1968, đã sáng tác bài hát “Đã có một lần”trong đó có câu : “Đã có một lần Người xuống thế để cùng chia kiếp làm người…”.

Lễ Giáng Sinh là lễ của huyền nhiệm “Emmanuël”, lễ của Thiên-Chúa-đến-để-cùng- chia- kiếp-làm-người– mà mỗi năm đều được mọi người nhắc nhớ và chào đón lại trong tưng bừng hân hoan – đến nỗi ngay trong chiến tranh, người ta vẫn tạm“ngưng chiến” để mừng kỷ niệm biến cố tuyệt diệu này.

Thế có lần nào chúng ta đã ý thức về biến cố này, để cùng với TÌNH-YÊU-TUYỆT-ĐỐI đó chia sẻ trọn vẹn kiếp làm người với vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em và với tất cảnhững người khác, như nến tảng cho một thế giới đại đồng chưa ?

Declan Galbraith (sanh ngày 19.12.1991) trong bài hát “Tell me why” (2002) đã mơ một khúc hát ân tình cho một thế giới đang cần đến một “helping hand”, hay chỉ một “just be a friend” -mà tôi cũng muốn qua đó gởi trọn tấm lòng của tôi tới quý độc giả trong mùa Giáng Sinh 2011 này:

“In my dream children sing a song of love for every boy and girl
The sky is blue and fields are green and laughter is the language of the world
Then I wake and all I see is a world full of people in need

Tell me why does it have to be like this?
Tell me why is there something I have missed?
Tell me why cos I don’t understand.
When so many need somebody we don’t give a helping hand.
Tell me why?

Everyday I ask myself what will I have to do to be a man?
Do I have to stand and fight to prove to everybody who I am?
Is that what my life is for to waste in a world full of war?

Tell me why does it have to be like this?
Tell me why is there something I have missed?
Tell me why cos I don’t understand.
When so many need somebody we don’t give a helping hand.
Tell me why?

Tell me why does it have to be like this?
Tell me why is there something I have missed?
Tell me why cos I don’t understand.
When so many need somebody we don’t give a helping hand.

Tell me why does the tiger run
Tell me why do we shoot the gun
Tell me why do we never learn
Can someone tell us why we let the forest burn?

Why do we say we care
Tell me why do we stand and stare
Tell me why do the dolphins cry
Can some o­ne tell us why we let the ocean die ?

Why if we’re all the same
tell me why do we pass the blame
tell me why does it never end
can some o­ne tell us why we cannot just be friends?”
Nguyễn Trọng Lưu