Từ truyện Thánh Gióng đến Đức Yêsu làm người
Nguyễn Trọng Lưu
Truyện Thánh Gióng
Có lẽ không người Việt nào lại không biết đến truyện Phù Đổng Thiên Vương – thường được gọi là Thánh Gióng (聖?) – cũng là một trong bốn vị “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là biểu tượng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Triều đại nhà Lý, Thái Tổ Thần Vũ Hoàng Đế Lý Công Uẩn đã truy tặng ông là Xung Thiên Thần Vương (冲天神).
Ông sinh ra tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, thời Hùng Vương thứ 6. Thánh Gióng là “người trời” đầu thai làm đứa trẻ tuy lên ba mà không biết nói cười, đi đứng. Nhưng khi có một bộ tộc khác – truyền thuyết ghi là giặc Ân – tràn xuống thì cất tiếng gọi mẹ – nhờ ra gọi sứ giả của nhà vua, rồi bỗng chốc vươn vai thành một thanh niên cường tráng đi đánh giặc. Sau khi đánh tan giặc Ân, ông bay về trời từ núi Sóc thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Và từ đó mới có câu thơ:
“Diệt quốc cừu, điện quốc cơ, trùng tiêu quốc xí
Đương ư Sóc phong liệt tướng
Thành sở vị: giang nam nhất nhân, giang bắc nhất nhân”
(Diệt giặc nước, xây móng nền, dựng cờ tổ quốc
Cùng trang liệt tiếng Sóc Sơn
Thành truyền thuyết: phía Nam sông Tướng giỏi, phía Bắc sông Người tài)
(tức phía Nam sông Cầu có tướng giỏi là Thánh Gióng, còn phía Bắc sông Cầu có người tài là Hùng Linh Công)
Qua truyện Thánh Gióng vừa lại kể trên đây, chúng tôi muốn nói rằng việc thần thụ thai làm người cứu nhân độ thế không phải là chuyện không tưởng – mà vì thế việc Đức Maria do quyền năng Chúa Thánh Thần thụ thai đồng trinh và sinh hạ Đức Yêsu Con Thiên Chúa không phải là một việc không thể – mà càng không là một huyền thoại như nhiều người tưởng. Chúng ta cũng có thể tìm thấy nhiều truyện khác về các vị thần làm người trong thần thoại Hy Lạp và trong Ấn Giáo.
Lịch sử tính của Đức-Yêsu-Tình-Yêu
Ngay từ năm 1947, khi Roland de Vaux tìm ra những ”papyrus – các cuộn giấy chép Kinh Thánh Do Thái” tại các hang động Khirbet Qûmran ở gần Biển Chết, ông cũng đã mở đường cho André Lemaire – chuyên viên về cổ tự của đại học Sorbonne, Paris cùng với một nhóm các nhà khảo cổ về kinh thánh – tìm ra là những ”fossiles – những vật hóa thạch” xác nhận được sư hiện hữu của con người Yêsu tại Nazareth cũng như nơi chôn táng Người – nên ngày nay chẳng còn ai hồ nghi về lịch sử tính của Đức Yêsu nữa. Các nhà khảo cổ cũng đã tìm ra những dấu vết của vườn địa đàng rất sát với những chi tiết đã được viết trong Sách Sáng Thế.
Và điểm nổi bật nơi Đức Yêsu là Tình Yêu. Là Thiên Chúa nhưng Ngài đã đi bước trước: Ngài tự muốn mặc lấy xác thân con người để yêu thương và cứu độ con người. Ý nghĩa chính yếu và lớn nhất của biến cố Chúa làm người là yêu và yêu: yêu Đức Chúa và yêu người bên cạnh ta.
Các triết gia hiện đại như Gilles Deleuze, Michel Faucault, Lucien Lévy Bruhl và André Gluksmann – đều nhấn mạnh đến hai phạm trù lớn ảnh hưởng sâu đặm lên não trạng con người trong xã hội ngày nay, làm con người tin tưởng và quý trọng. Đó là phạm trù lịch sử tính và tình yêu tha nhân – thế mà hai phạm trù này lại hoàn toàn ứng hợp một cách kỳ lạ nơi Đức Yêsu làm người – một sự kiện lịch sử đã xảy ra cách đây hơn 2000 năm – như chúng tôi vừa trình bày ở trên.
Cụm từ ”Lễ Giáng Sinh”
Biến cố Đức Yêsu làm người nay được gọi là Lễ Giáng Sinh.
Theo từ vựng Việt Nam, ”giáng (降) là xuống, hạ xuống. Giáng thế: xuống thế, ra đời. Giáng sinh:
(降 生): sinh ra đời.” (Paulus Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, Saigon, Imprimerie Rey, Curiol, 1895) – còn học giả Petrus Trương Vĩnh Ký gọi lễ Giáng Sinh là ”lễ sinh nhật Đức Chúa Giê-giu” (Trương Vĩnh Ký, Vocabulaire annamite-français, Saigon, Bản in Nhà hàng Rey et Curiol, 1887). Trong Hán tự, Giáng (降) có bộ Phụ (阜) – nghĩa là thịnh vượng, to lớn. Tiếng Pháp có chữ ”Nativité” chỉ định ngày sinh của Đức Yêsu. Từ ”Nativité” này xuất hiện từ thế kỷ 12, do tiếng latinh ”nativitas” – cũng còn được dùng để chỉ ngày sinh nhật Đức Mẹ Maria và thánh Yoan Tẩy Giả. Còn từ ”Noël” – xuất hiện khoảng năm 1120, do chữ latinh ”natalis” để chỉ lễ giáng sinh của Chúa Yêsu. Từ này trở nên phổ thông và được quốc tế hóa mà chúng ta quen gọi là lễ Noël. Cũng có nhiều nhà khảo cứu ngữ học cho rằng từ Noël này phát xuất từ ”Emmanuël” – mà ngôn sứ Isaia Trong Cựu Ước đã báo trước: ”Đức Chúa sẽ ban cho các ngươi một dấu: này đây, một trinh nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel có nghĩa là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”.
Tâm tình mừng lễ Giáng Sinh
Mỗi khi Giáng Sinh về, chúng ta cảm thấy tâm hồn mình rộn lên một niềm vui. Nhưng lễ Giáng Sinh không phải chỉ là dịp để chúng ta vui chơi, ăn uống sau một năm làm việc vất vả. Cũng không phải chỉ là một dịp để tặng quà, gởi thiệp với những lời cầu chúc chân thành nhất – mà chúng ta cần đào sâu vào tâm tình mừng lễ.
Ngày Chúa Giáng Sinh là ngày chúng ta mừng kính một biến cố lịch sử, xảy ra vào một thời gian và không gian nhất định – đã được ghi lại trong Luca 2, 15-20.
Đó cũng là ngày tràn đầy ánh sáng. Câu chuyện bóng tối và ánh sáng đã bắt nguồn từ những tháng ngày đầu tiên với Adam-Eva và lời hứa của Đức Chúa: một trinh nữ sẽ đạp đầu con rắn.
Đó cũng còn là một ngày của hy vọng. Bởi kiếp người chỉ như một viên sỏi trắng được ném xuống mặt nước hồ, giỏi lắm chỉ đủ tạo ra một vài vòng tròn giao động nhỏ nhoi:
Trăm năm nào có gì đâu
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì
nhưng rồi lại được sống muôn đời – nhờ và trong Đức Kitô phục sinh.
Ngày Chúa giáng sinh còn là ngày chan chứa tình thương. Đức Chúa đã không chỉ vượt lội qua ba bốn con sông hay trèo ba mươi sáu cái đèo – mà Ngài đi con đường dài nhất, từ trời xuống đất, từ ngôi vị Thiên Chúa để trở thành hài nhi trong máng cỏ. Ngài là ”EMMANUËL: THIÊN-CHÚA-Ở-CÙNG-CHÚNG-TA”. Cần để ý là Đức Chúa đi bước trước – có nghĩa là không cần chờ phải đến khi con người kêu cầu thì Đức Chúa mới ghé mắt trông tìm – mà thoạt khi Adam-Eva sa ngã, chưa kịp van xin Đức Chúa, thì Đức Chúa đã thứ tha và hứa ơn cứu độ rồi.
”La plus belle nuit – đêm đẹp nhất”
Vì thế, đêm Giáng Sinh là ”đêm đẹp nhất – la plus belle nuit” của nhân loại – như trong bài hát của Charles Trenet – mà quý vị có thể nghe qua You Tube: La plus belle nuit Đêm đẹp nhất
La plus belle nuit Đêm đẹp nhất
C’est la plus belle nuit Đây là đêm đẹp nhất
Depuis la nuit des temps Từ khi có đêm trong thời gian
C’est la nuit de Noël Đó là đêm Noël
La nuit d’un pauvre enfant Đêm của một trẻ em nghèo khó
De Jésus, fils de Dieu Đêm của Đức Yêsu, Con Thiên Chúa
Descendu sur la terre Giáng sinh xuống trần
Pour que les cœurs anxieux Để cho những tâm hồn âu lo
Ne soient plus solitaires Không còn đơn độc nữa
Pour que la paix du monde Để an bình của gian trần
Arrive et qu’ici-bas Ở lại đây luôn mãi
L’espoir, la charité Hy vọng và yêu thương
Viennent guider nos pas Đến dẫn đưa từng bước
Ô joie de Bethléem Ôi niềm vui từ Bethléhem
Merci pour ta lumière Xin tạ ơn ánh sáng của Chúa
Qui change en un seul jour Chỉ một ngày đã làm đổi thay
La face de la terre Bộ mặt địa cầu
Noël! Noël! Noël! Noël!
Jésus est né! Đức Yêsu giáng sinh
C’est la plus belle nuit de l’année Đây là đêm đẹp nhất trong năm
Noël! Noël! Noël! Noël! Noël! Noël! Noël! Noël!
Jésus est éternel! Đức Yêsu vĩnh cửu!
Ouvrier du Seigneur Người thợ của Chúa
Parmi les ouvriers Trong số nhiểu người thợ khác
Ne quittant ton travail Chỉ bỏ công việc
Que pour aller prier Để đi cầu nguyện
Mon Dieu de Nazareth Với Chúa người Nazareth
A l’enfance tranquille Trong tuổi thơ êm đềm
Jésus tu vas grandir Đức Yêsu lớn lên
Humble, doux et docile. Nhẫn nhục, dễ thương và dễ bảo
La maison de ton Père Nhà Cha Ngài
Est le temple de Dieu Là đền thờ Thiên chúa
C’est là que tu promets Đó là nơi Ngài hứa
Le Royaume des Cieux Là nước Trời
A ceux qui te suivront Cho những ai theo Ngài
Et qu’enfin tu pardonnes Ngài cũng đã thứ tha
En mourant sur la Croix Khi chết trên thập tự
Tous les péchés des hommes Hết mọi lỗi tội của con người