Phúc Âm: Ga 3, 16-18
“Thiên Chúa đã sai Chúa Con đến để thế gian nhờ Người mà được cứu độ”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.
Ai tin Người Con ấy, thì không bị luận phạt. Ai không tin thì đã bị luận phạt rồi, vì không tin vào danh Con Một Thiên Chúa”.
Ðó là lời Chúa.
EVANGELIUM
Joh 3,16-18
v16 Således elskede Gud verden, at han gav sin enbårne søn, for at enhver, som tror på ham, ikke skal fortabes, men have evigt liv.
v17 For Gud sendte ikke sin søn til verden for at dømme verden, men for at verden skal frelses ved ham.
v18 Den, der tror på ham, dømmes ikke; den, der ikke tror, er allerede dømt, fordi han ikke har troet på Guds enbårne søns navn.
Linh mục Phêrô NGUYỄN KIM THĂNG
Hiệp nhất và yêu thương
Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm chính của đạo Công giáo chúng ta.
Tuy nhiên, đây cũng là điều khó hiểu nhất.
Các thánh giáo phụ và các nhà thần học đã dùng nhiều hình ảnh để minh họa cho Chúa Ba Ngôi, chẳng hạn: một tam giác đều.
Hôm nay, chúng ta không tìm cách để giải thích mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Thay vào đó, chúng ta tìm hiểu về cuộc sống trong Ba Ngôi và áp dụng vào cuộc sống chúng ta.
Có hai điểm nổi bật trong cuộc sống trong Ba Ngôi, đó là: Hiệp nhất và yêu thương.
01. Hiệp nhất: Chúa Giêsu nói: “Ta và Cha Ta là một”. Vì Ba Ngôi kết hiệp với nhau bỡi Cha, Con và Thánh Thần, nên điều gì Ngôi này có thì hai Ngôi vị kia cũng có. Không Ngôi vị nào chiếm hữu riêng một điều gì.
02. Tình yêu: Chúa Cha đã trao cho Con một tình yêu trọn vẹn và Chúa Con cũng trao cho Cha một tình yêu trọn vẹn.
Chính Chúa Thánh Thần là tình yêu trao ban giữa Cha và Con.
Tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi cũng được trao ban cho con người chúng ta. Chúng ta vừa nghe Tin Mừng của thánh Gioan. Ngài viết: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban con một của Ngài…”
Khi trao cho chúng ta người Con Một, Thiên Chúa đã chấp nhận Con Ngài phải chịu chết để con người được sống.
Vậy thì qua cuộc sống của Ba Ngôi, Chúa muốn dạy chúng ta điều gì?
– Trước hết, Chúa muốn chúng ta hiệp nhất với nhau: “Xin cho chúng nên một như Chúng Ta là Một”, Chúa Giêsu đã nói với Chúa Cha như thế.
Đó là lý tưởng trong cộng đoàn: Cộng đoàn gia đình, cộng đoàn giáo xứ.
– Kế đến, trong sự hiệp nhất, Chúa cũng muốn chúng ta hãy thể hiện một cộng đoàn yêu thương.
Ước gì khi mừng lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một cộng đoàn theo gương cộng đoàn Ba Ngôi, một cộng đoàn hiệp nhất và yêu thương.
Amen.
DEN HELLIGE TREENIGHED
Enheden og kærligheden
Mysteriet om Treenigheden er det vigtigste af vores katolske mysterier.
Men det er også det mest forvirrende.
Kirkefædrene og teologer har brugt mange billeder til at illustrere den hellige Treenighed, for eksempel: en ligesidet trekant.
I dag behøver vi ikke forsøge at forklare mysteriet om Treenigheden. I stedet lærer vi om livet i Treenigheden og at anvende det i vores liv.
Der er to højdepunkter i Treenighedens liv. Det er enhed og kærlighed.
01. Enheden: Jesus sagde: “Jeg og min Fader er ét”. Treenigheden er enheden af Far og Søn og Helligånden. Hvad Faderen har, har også Sønnen og Helligånden. Ingen af dem ejer noget for sig selv.
02. Kærligheden: Faderen har givet Sønnen den perfekte kærlighed og Sønnen gav også Faderen en perfekt kærlighed.
Og Helligånden er kærligheden mellem Faderen og Sønnen.
Kærligheden til den hellige Treenighed er også givet til os. Vi har netop hørt Johannesevangeliet. Der står skrevet: “For således elskede Gud verden, at han gav sin enbårne søn …”
Når Sønnen er givet os, har Gud accepteret, at hans søn skal dø, for at mennesket kan leve.
Så hvad ønsker Gud at lære os med livet i Treenigheden?
– For det første ønsker Gud, at vi forener os med hinanden: “Lad dem være en, som vi er ét”, sagde Jesus til Faderen.
Det er idealet for samfundet: Fællesskabet af familier og af sognemenigheder.
– Dernæst ønsker Gud også, at vi lever i et kærligt samfund i enhed.
Jeg ønsker, at når vi i dag fejrer Treenigheden, så vil vi opbygge et samfund i efterlignelse af Treenighedens samfund, et samfund af enhed og kærlighed.
Amen”.