Sống và chết là hai bề mặt của một thực tại và là hai quá trình tự nhiên trong kiếp người – ”sinh, lão, bệnh, tử” – lúc nào cũng đi sóng đôi bên nhau và gần kề con người nhất – màoái oăm thay, không khi nào con woolrich Parka Blizzard Jacke người biết mình sẽ đuợc sinh ra và phải chết cách nào, giờ nào và tại đâu!

Mà cũng lạ đời, khi được sinh ra, người vui mừng không phải là chính chúng ta, mà là cha mẹ, anh chị em, bạn bè và hàng xóm láng giềng – còn chính chúng ta, chúng ta lại khóc! Ấy thế mà khi chết, người khóc lại không phải là chính chúng ta, mà là con cái, bạn bè, hết mọi người thân thương và những anh chị em đồng đạo.

SỐNG, CHẾT VÀ SỐNG LẠI

Nguyễn Trọng Lưu

 

Từ sống, chết ,,,


Sống và chết là hai bề mặt của một thực tại và là hai quá trình tự nhiên trong kiếp người – ”sinh, lão, bệnh, tử” – lúc nào cũng đi sóng đôi bên nhau và gần kề con người nhất – mà oái oăm thay, không khi nào con người biết mình sẽ đuợc sinh ra và phải chết cách nào, giờ nào và tại đâu!


Mà cũng lạ đời, khi được sinh ra, người vui mừng không phải là chính chúng ta, mà là cha mẹ, anh chị em, bạn bè và hàng xóm láng giềng – còn chính chúng ta, chúng ta lại khóc!  Ấy thế mà khi chết, người khóc lại không phải là chính chúng ta, mà là con cái, bạn bè, hết mọi người thân thương và những anh chị em đồng đạo. Chúng ta không vui sướng khi chào đời, vì lúc đó bản thân chúng ta chưa biết vui sướng, mà chúng ta cũng không khóc khi chết, vì sau khi chết chúng ta đã trở thành bất động, chẳng còn cảm giác gì nữa.

Chúng ta mở đầu cuộc đời bằng tiếng khóc của bản thân và kết thúc cuộc đời trong tiếng khóc của người thân.
Chắc có lẽ vì thế Lão Tử (sinh năm 604 trước công nguyên và mất vào đời nhà Chu)-mới dặn học trò rằng, khi ông qua đời không được khóc lóc mà phải mừng vui:”sinh ký tử quy”(sống tạm, chết mới trở về)chứ có mất mát gỉ đâu mà khóc lóc làm chi cho sầu khổ.

Còn các triết gia Âu Tây khi tư duy về kiếp sống của con người đã gọi con người là “être-pour-la-mort”(con-người-là-hữu-thể-của-cái-chết). Cái chết của con người là cuộc trở về với Tuyệt-Đối, đi vảo viên mãn vĩnh hằng.

Ở đây, chúng ta tìm gặp được Rabindranath Tagore(1861-1941) – một thi sĩ, một triết gia Bengal và là người Châu Á đầu tiên đoạt giải giải Nobel văn học năm 1913 với thi phẩm nổi tiếng ”Gitanjali”– và là người đã nhìn ra được ý nghĩa của sống và chết rất thân thương kể cận: “Cuộc sống không phải là một cái gì bền vững và thường hằng, đó là một phát hiện woolrich Rescue Jacke đau đớn, nhưng lại đem đến cho tôi một cảm giác nhẹ nhàng”. Nỗi khổ đau mà cái chết mang lại đã được ông lồng vào những vần thơ lột trần được cảm xúc vể cuộc sống “Này tử thần, tôi bộc của nhà ngươi đang ở nhà ta. Người ấy đã vượt biển xa lạ đến đây, mang theo lời Người gọi. 


Đêm tối đen lòng ta khiếp sợ, nhưng ta sẽ cầm đèn, mở cổng và đón chào người ấy. Đúng rồi sứ giả của nhà ngươi đang đứng đợi ở nhà ta”. R. Tagore đã nói về cái chết với một giọng điệu nồng nàn thành kính như một tín đồ cầu nguyện với Đức Chúa. Trong cái nhìn ấy, thần chết vừa là thần nhưng cũng vừa là bạn: “Người bạn cùng chơi trong những ngày trống vắng vui vẻ gọi tên tôi về với anh ta”.
Sống và chết – với R. Tagore – chỉ là hai bờ của một dòng sông, là hai bầu vú mang đầy sữa ngọt ngào trên ngực trần của người mẹ: “Khi mẹ giằng đứa con khỏi vú bên này, nó oà khóc, nhưng liền đó lại thấy nguồn an ủi ở bầu vú bên kia”. Và cũng bởi vì”tôi yêu cuộc đời nên tôi cũng yêu cả cái chết”.

Lời thơ rất bình dị không chút điểm tônhưng lại chứa đựng một nhân sinh sâu sắc khai sáng tâm linh cho những ai đang đắm chìm trong nỗi lo âu về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người. Sống và chết đối lập, tương phản như ngày và đêm, như bóng tối và ánh sáng. Nhưng đó không phải là một thứ bóng tối dày đặc, hãi hùng mà cái chết đã trở thành người bạn, vị hôn phu mà giai nhân đang nóng lòng chờ đợi, là người mẹ hiền dang rộng vòng tay yêu thương, che chở ấp ủ, vỗ về ru con vào giấc ngủ nồng say. R.Tagorecảm nghiệm được rằng chết không phải là chân lý tối hậu, không phải là từ ngữ cuối cùng để ta suy nghĩ, để ta lo lắng trong cuộc đời, nhưng chỉ là một khai phóng về sựhạn hữu của cuộc sống con người để đi vào cõi vĩnh hằng vô tận.Nói một cách khác, đối với R. Tagore, hãy sống cuộc đời như một giấc chiêm bao ngắn ngủi và luôn nhìn thấy niềm vui hạnh phúc đầy ắp trong cuộc đời, bởi cái quan trọng không phải là sống hay chết mà là để lại cho đời cái gì trước lúc ra đi:“Vào hôm thần chết đến gõ cửa, anh sẽ lấy gì chào đón?  Ồ! Tôi sẽ đặt trước mặt khách ly rượu đời mình tràn đầy, tôi chẳng chịu để khách ra đi vớihai bàn tay trắng!”


Đó chính là một triết lý sống thể hiện được ý thức của bản thân về cuộc đời. Sống, với R. Tagore không phải là sự buông xuôi bất lực, là cúi đầu đón nhận những gì cuộc đời mang lại, sống đồng nghĩa với hành động: cái đáng sợ không phải là chết mà là sống có ý nghĩa gì hay không. Cái chết không hề vô nghĩa: khi cái chết đến, là lúc con người chúng ta có dịp nhìn lại để cảm nhận sâu sắc ý nghĩa về cuộc đời. Chết không có nghĩa là hết mà là khởi đầu cuộc sống mới, một cuộc sống tinh thần bất tử. Cuộc sống con người giống nhau ở cái chết, nhưng khác nhau ở phần để lại. Sự hạn hữu của cuộc đời sẽ hóa thành vô hạn khi con người sống hết mình cho cuộc đời trần thế.

…đến ”thuyết luân hồi” của Phật Giáo


Trước khi đi sâu vào huyền nhiệm ”sống lại” trong đạo công giáo, có lẽ chúng ta hãy dành đôi ba phút ở đây để tìm hiểu sơ qua về thuyết luân hồi của Phật Giáo.
Lý thuyết luân hồi của Phật Giáo nhìn sống chết là hai mặt của một thực tại, là một giai đoạn trong chuỗi tương tục sống chết bị tác động bởi duyên sinh duyên khởi. Và sống chết là lẽ vô thường: sinh, trụ, dị, diệt về mặt không gian và thành, trụ, hoại, không về mặt thời gian. Sống chết là một quá trình tương tục không có khởi đầu và không kết thúc, trừ khi các bậc giác ngộ có khả năng đoạn trừ vòng sinh tử luân hồi. Sinh chỉ là sự hình thành một tập hợp gồm năm thành tố: sắc, thọ, tưởng, hành, thức; và thể xác chỉ là sự tập hợp có hệ thống của tứ đại:đất, nước, gió, lửa. Như vậy, chết chỉ là sự tan rã của các yếu tố cấu thành và các yếu tố này lại trở về đất, nước, gió, lửa.

Còn sắc, thọ, tưởng, hành, thức thuộc thần thức, cũng chính là nghiệp thức, khi đó lìa bỏ thân xác cũ chuyển thành thức tái sinh do tác động của nghiệp để hình thành một thực thể mới. Chết khác nào vất bỏ chiếc áo cũ thay vào chiếc áo mới,nghĩa là tiếp nhận một thân khác.

Chết là trở về: con người sẽ phải trả lại cho trần gian tất cả những gì đã tạm vay mượn lúc sinh thời: tiền bạc, công danh, phú quý cùng với mọi buồn vui, sướng khổ, và hành trang duy nhất ta có thể mang theo, và phải mang theo, trên đường trở về cũng chính là những gì ta đã mang vào đời, khi vừa lọt lòng mẹ: nghiệp!

Trên đường trở về đó, hành trang kia sẽ nặng hơn hay nhẹ hơn đều hoàn toàn tùy thuộc vào những hành động ta đã tạo khi còn tại thế.

Trong cái nhìn của Phật Giáo về sống và chết, rõ ràng chúng ta không bất kỳ một quyền năng tối thượng nào, cho dù là Trời, là Chúa, hay là Thượng Đế. Kể cả Chư Phật, Chư Bồ Tát cũng không thể can dự vào hành trình sống, chết.Chỉ có nghiệp lực: sống thế nào thì chết như thế! Tinh thần vô úy của Phật giáo chính là chuẩn bị cho cái chết ngay khi đang sống. Nhưng phải chuẩn bị thế nào?Đức Phật dạy phảihành tứ vô lượng tâm(từ, bi, hỷ, xả)lục độ(bố thí, trí giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí tuệ, thiền định) trong mọi nơi, mọi lúc, để làm thành thiện nghiệp, là những hành trang chắc chắn để lên đường.

Ở một góc cạnh, người công giáo chúng ta cũng có cái nhìn giống như Phật Giáo, mà Thánh Phaolô đã dạy cho chúng ta trong thơ gởi cho cộng đoàn Roma:”Thiên Chúa sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo việc mình làm” (Rm 2, 6). Nhưng những ”việc mình làm” không phải là khởi để đầu cho một kiếp sống khác theo như giáo lý Phật Giáo, mà chỉ là án xửcho chúng ta trong cuộc sốngđời sau.

… và sự sống lại trong Tin Mừng


Nhưng nếu cảm quan của R. Tagore– mà chúng ta mới tìm gặp ở trên – mới chỉ giúp con người lạc quan vui sống và thản nhiên đón chờ cái chết, thì với Đức Kitô, ý nghĩa về sự chết đã được biến đổi, được lồng vào một cảm nghiệm thần linh. Người đã dùng cái chết và sự phục sinh của mình để tiêu diệt sự chết.

Vì thế, đối với những ai tin vào Chúa Yêsu Kitô thì chết là bước vào sự sống vĩnh hằng: “Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống lại với Người” (Rm. 6, 8). Cảm nghiệm về sự sống lại là một cảm nghiệm diệu vợi, linh thiêng chỉ tìm được trong niềm xác tín vào Đức Kitô phục sinh mà thôi.
Thực ra, ngay từ thời Cựu Ướcđã có nhiều người tin vào sự sống vĩnh cửu, như trong sách Macabê, cuốn 2, chương 7, nói về bảy anh em kiên trì thà chịu chết chứ không ăn thịt heo vì sợ mất cõi phúc là chống lại vua vũ trụ. Đến thời Chúa Yêsucũng có nhiều người tin vào sự sống vĩnh cửu, mà cũng có những người không tin vào sự sống lại sau khi chết. Nhóm Sađốc, một phái quá khích, đang đứng trước mặt Chúa Yêsu là Ðấng Hằng Sống, nhưng họ vẫn không tin vào sự phục sinh, trái lại họ đã cố thử thách Chúa để xem Người quan niệm thế nào về sự sống lại vì họ biết rằng Người đang rao giảng về sự phục sinh.

Trong Tin Mừng, chúng ta thấy có 2 người đã được Chúa Yêsu cho ”sống lại”. Đó là con trai của bà góa thành Naim (Lc. 7, 11-17) và Lazarô(Yn. 11. 1-44).Cả hai đã ”sống lại” giống như đã sống trước đó, sống thêm một ít năm nữa, nhưng rồi sau đó cả hai đều đã lại chết.
Nhưng khi Chúa Yêsu sống lại, thì không phải Chúa trở lại cuộc đời thường và kéo dài thêm 33 năm như Chúa đã sống trước đây.Chúa Yêsu không sống đời sống đó nữa, nhưng một đời sống hoàn toàn khác, tuy rằng khi hiện ra với các môn đệ, Ngài vẫn mang thân xác và hình hài như trước.

Tin Mừng cho chúng ta thấy một vài hình ảnh về sự sống khác biệt của Chúa Yêsu sau khi Ngài sống lại: Chúa không bị hạn giới vào không gian và thời gian nữa. Chúa vào giữa căn phòng đóng kín nơi các tông đồ tụ họp vì sợ người Do Thái. Chúa cũng có thể hiện diện mà các môn đệ dù rất thân tín cũng không nhận ra được, như ở Emmaus: Ngài chợt đến và đi một cách thình lình.
Sách Công Vụ Tông Đồ có tường thuật lại một cuộc đối thoại giữa Thánh Phêrô ông Cornêliô, một sĩ quan La Mã có niềm vào Chúa Yêsu.Thánh Phêrô nói: “Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”. (CvTđ 10, 39-41).

Ðiều Thánh Phêrô muốn nhấn mạnh ở đây là không phải ai cũng có thể nhìn thấy được Chúa Yêsu. Ngài không xuất hiện với mọi người, nhưng chỉ đến với những ai được lựa chọn, những ai có mối liên hệ bạn hữu với Ngài – màngôn từ của Thánh Thomas d´Aquino gọi là những người có “con mắt đức tin”.

Khi các bà MađalênaMaria tìm đến mộ Chúa Yêsu, thì thiên thần cho các bà biết “Người không có ở đây, vì Người đã sống lại như Người đã nói.” (Mt 28, 5-6). Người đã trỗi dậy, không phải để trở lại cuộc sống rồi sẽ mục nát, nhưng là bước vào sự sống sung mãn của Thiên Chúa.Ðấng đã sống lại không thể chết vì Ngài ở trong Thiên Chúa là Ðấng Hằng Sống. Những lời thiên thần nơi mộ đá là những lời làm chấn động cả nhân loại: sự sống đã phát sinh từ một nấm mồ. Cuộc đời con người không còn phải là chu kỳ “sinh ra-sống chết-mục nát”, nhưng là “sinh ra-sống chết-sống lại”. Nấm mồ không phải là nơi chấm dứt đối với Chúa Yêsu và nhờ Ngài, nấm mồ cũng sẽ không phải là tận cùng của chúng ta.Ý nghĩa sự sống lại của Chúa Yêsu là Thiên Chúa làm cho điều gì hay chết nay được trở thành trường sinh.

Thần học gia người Úc,Peter Frederick Carnley(sanh năm 1937) lại có nhận xét rằng sự sống lại của Đức Yêsu hoàn toàn khác với sự sống lại của Lazarô. Trong trường hợp của Lazarô, tảng đá đã được lăn ra để Lazarô có thể từ từ bước ra, còn Đức Yêsu không cần phải lăn tảng đá ra, vì thân xác Ngài đã biến đổi và đi xuyên qua không gian và thời gian. Giải thích này của P. F. Carnley lại vô tình rất trùng hợp với tấm khăn liệm thành Torino, bởi nếu Đức Yêsu sống lại và đi ra khỏi mồ như khi Ngài còn sống trong thân xác, thì tấm khăn liệm sẽ không còn được nguyên vẹn như chúng ta thấy ngày nay, mà nó sẽ bị rách nát. Đàng này tấm khăn liệm vẫn còn nguyên vẹn và vì thế  Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô 6 mới nói: ”Tấm khăn liệm thành Torinô là một chứng từ tuyệt vời về cuộc khổ nạn, cái chết và sự sống lại củaChúa Yêsu, viết lại cho chúng ta bằng chính máu của Người”.
Chúng ta có thể làm cho cuộc sống trở thành lễ Phục Sinh như thế nào?

 

Trong một buổi cầu nguyện tại công trường thánh Phêrô vào năm 2009, Đức Giáo Hoàng từ nhiệm Biển Đức 16 đã nhắc nhớ cho chúng ta rằng, việc cử hành phụng vụ cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô không chỉ là một sự tưởng niệm đơn sơ biến cố này, nhưng phải là việc thực hiện trong cuộc sống của từng kitô hữu và của từng cộng đoàn giáo hội.

Niềm tin nơi Chúa Kitô sẽ biến đổi cuộc sống chúng ta thành một sự phục sinh liên tục, như Thánh Phaolô viết cho các tín hữu tiên khởi của cộng đoàn Ephêsô: ”Xưa kia anh em đã là bóng tối, giờ đây anh em là ánh sáng trong Chúa. Vì thế anh em hãy ăn ở như con cái ánh sáng; mà ánh sáng đem lại tất tất cả những gì là lương thiện, công chính và chân thật” (Ep. 5, 8-9).
Sự sống lại của Chúa Kitô là điểm tới của một cuộc sống không còn chịu sự hư nát của thời gian nữa, mà là một cuộc sống viên mãn trong sự vĩnh hằng của Thiên Chúa.

Thánh Phaolô không những chỉ gắn liền sự phục sinh của kitô hữu với sự sống lại của Chúa Yêsu (1. Cor. 15, 16-20), mà còn dạy cho chúng ta phải sống mầu nhiệm phục sinh trong cuộc sống thường ngày của chúng ta  nữa. Ngài không mời gọi kitô hữu trốn tránh thế giới mà Thiên Chúa đã đặt để chúng ta trong đó, nhưng chúng ta còn là công dân của một ”kinh thành khác”, nơi là quê hương đích thật của chúng ta. Con đường hướng tới đích điểm đó chúng ta phải bước đi trong cuôc sống thường ngày trên trái đất này. Được tham dự vào cuộc sống của Chúa Kitô phục sinh, ngay từ bây giờ chúng ta phải sống như các con người mới trong kinh thành trần gian.

Chúng ta không thể giữ cho chúng ta sự sống và niềm vui mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong lễ Phục Sinh, nhưng phải trao lại cho những người mà chúng ta tiếp xúc. Chúng ta phải làm dấy lên trong con tim của tha nhân niềm hy vọng nơi thất vọng, niềm vui nơi sầu buồn, sự sống nơi chết chóc. Làm chứng mỗi ngày cho niềm vui của Chúa phục sinh có nghĩa là luôn sống trong ”cách thức phục sinh”, làm vang lên lời loan báo rằng Chúa Kitô không phải là một tư tưởng hay một ký ức của quá khứ, mà là một Người sống với chúng ta, sống cho chúng và sống trong chúng ta; và với Người, cho Người và trong Người chúng ta có thể đổi mới mọi sự (Kh. 21, 5).