Thông tin Quốc hội có thể thông qua Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), trong đó đó, những ưu đãi, cách riêng là việc cho thuê đất nên đến 99 năm làm cho người Việt khắp nơi lo ngại. Lo ngại lớn nhất và hiển nhiên trước mắt các đặc khu này sẽ rơi vào tay ngoại bang, cụ thể ở đây là Trung Quốc.
Ai cũng rõ, những hòn đảo quan trọng nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam đã lần lươt rơi vào tay của ‘người anh em bốn tốt, 16 chữ vàng này’. Ải Nam Quan, thác Bản Giốc của Việt Nam cũng bị “người anh em” này cuỗn, chẳng còn nguyên vẹn. Các cánh rừng dọc biên giới, những khu vực trọng yếu trên lãnh thổ Việt, các bờ biển như Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Tĩnh đã rơi vào tay những ông chủ Trung Quốc… Do vậy, khi nói nguy cơ người Việt lưu vong trên chính quê hương mình là không phải điều chẳng phải là viển vông.
Trước nguy cơ của dân tộc, người dân đã bày tỏ chính kiến của mình cách khác nhau. Không chỉ một số gương mặt quen thuộc của anh chị em hay lên tiếng cho các vấn đề khác nhau của đất nước, một số nhà khoa khọc, nhà văn, nhà thơ, nhân sĩ tri thức bấy lâu chưa công khai nay cũng công khai bày tỏ chính kiến của mình.
Đối với các vị lãnh đạo tôn giáo cũng đã không thờ ơ với vận mạng đất nước lúc này. Ngoài các lãnh đạo tôn giáo đã lên tiếng công khai các vấn đề xã hội, cũng đã có nhiều vị khác cách này cách khác nhắc nhở con cái của mình những gì đã và đang xảy ra, ít là trong các bài giảng, qua các câu chuyện chia sẻ của họ.
Tuy vậy, đến lúc này, việc bày tỏ chính kiến chỉ dừng lại trong phạm vi nội bộ, nhóm nhỏ. Mạng xã hội dường như là nơi duy nhất có thể bày tỏ chính kiến cách rộng rãi, công khai lòng yêu nước khi nhắc nhở các vị đang ngồi trong Quốc Hội thức tỉnh, dừng lại cái luật về các đặc khu kinh tế để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ nước Việt.
Nhiều người cũng đã e ngại đặt vấn đề, tại sao đến giờ này, vận nước nguy biến mà nhiều người lẽ ra cần phải bày tỏ chính kiến, lẽ ra cần thể hiện cách cụ thể hơn chứ không dừng lại trên các mạng xã hội?!
Ai lại không muốn! Muốn lắn chứ! Muốn xuống được biểu tình cách ôn hoà, việc mà đối với các nước tự do vẫn làm, và ngay cả luật Việt Nam cũng đã quy định; nhưng sự sợ hãi đang còn quá lớn. Chưa xuống đường đã “bị canh”, bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội đã “bị mời”, kêu gọi xuống đường đã có vài “giấy triệu tập”. Việc kết án tù cách nặng nề, theo dõi, khủng bố đánh đập những người bất đồng chính kiến của nhà cầm quyền Việt Nam bấy lâu cũng phần nào đang có tác dụng. Và người dân thì chưa vượt qua nỗi sợ ấy.
Dầu vậy, vận mạng đất nước thì lớn lao hơn nỗi khổ cực, sự mất mát, đến ngay cả mạng sống. Khi thời gian đã chín muồi, chắc chắn người Việt sẽ thoát khỏi nỗi sợ ấy mà đồng lòng bảo vệ quê hương đất nước mình.
Chẳng ai, chẳng sức mạnh nào ngăn được sức mạnh cả một dân tộc, nhất là sức mạnh ấy là sức mạnh bảo vệ quê hương đất nước mình. Điều này đã được chứng minh suốt chiều dài hàng ngàn năm của dân tộc. Rồi có lúc dường như cũng chẳng cần phải thúc giục ‘dạy mà đi hỡi đồng bào ơi’, bởi trong trái tim, huyết quản, dòng máu lạc hồng vẫn không ngừng chảy. Dòng máu của niềm tự hào dân tộc!
Hướng Việt