Lời Chúa là hồng ân, tha nhân là hồng ân.
Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là một khởi đầu mới, là một con đường dẫn ta đến với mục đích của mùa Phục sinh, vinh thắng của Đức Kitô trên sự chết. Mùa Chay mời gọi chúng ta mau chóng hoán cải. Mỗi Kitô hữu được mời gọi trở về với Thiên Chúa với “hết lòng mình” (Giôen 2, 12), để từ bỏ những gì là tầm thường và để thăng tiến tình bạn với Thiên Chúa. Chúa Giêsu là người bạn trung tín vốn chẳng bao giờ ruồng bỏ chúng ta. Thậm chí khi chúng ta phạm tội, Người vẫn kiên nhẫn đợi chờ chúng ta trở về; bằng sự ngóng đợi kiên nhẫn như thế, Người bày tỏ cho chúng ta thấy sự sẵn sàng tha thứ của Người. (Trích bài giảng 8-1-2016)
Mùa Chay là mùa thuận lợi để đào sâu đời sống thiêng liêng của chúng ta bằng những phương thế thiêng liêng mà Giáo hội dành cho mỗi chúng ta: Ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Điều căn bản vẫn là Lời Chúa mà trong suốt Mùa Cha này chúng ta được mời gọi để lắng nghe và suy ngẫm sâu sắc hơn. Cha lúc này muốn lưu tâm đến dụ ngôn ông nhà giàu và anh Lazarô (x. Lc16, 19-31). Chúng ta hãy thấy những gợi hứng trong câu chuyện ý nghĩa này, để nó cho chúng ta chìa khóa hiểu điều chúng ta cần làm, ngõ hầu đặt được hạnh phúc đích thực và sự sống vĩnh hằng. Nó thôi thúc chúng ta hoán cải thật tâm.
1. Tha nhân là một hồng ân.
Dụ ngôn này bắt đầu trình bày hai nhân vật chính. Một người nghèo được mưu tả chi tiết hơn: anh thật cùng khốn và yếu nhược đến nỗi không thể đứng được. Nằm trước cửa ông nhà giàu, anh thèm được những mẩu bánh từ bàn ông nhà giàu rớt xuống. Anh mụn nhọt đầy mình và lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta (câu 20-21). Hình ảnh đó là một nỗi đau cùng cực, nó mô tả chân thực một người nhục nhã và đáng thương.
Bối cảnh đó thậm chí gây ấn tượng hơn nếu chúng ta xem đến người nghèo khổ kia là anh Lazarô: một tên đầy đủ như lời hứa theo nghĩa văn chương là “Thiên Chúa giúp”. Danh xưng này không phải là nặc danh. Những đặc tính của anh rõ ràng được phác họa và anh ta xuất hiện như một con người với lịch sử của chính anh. Trong khi thực thế thật khó nhìn thấy ông nhà giàu, chúng lại lại bắt gặp và biết anh Lazarô như một người quen. Anh ấy là một khuôn mặt, như một quà tặng, một kho tàng vô giá, một con người vốn được Thiên Chúa yêu thương và chăm sóc, mặc dù anh đang trong hoàn cảnh bị gạt bỏ.
Anh Lazarô dạy chúng ta rằng tha nhân là hồng ân. Mối tương quan đúng đắn giữa người với người bao gồm cả việc dễ dàng nhận ra giá trị của họ. Thậm chí người nghèo ở trước cửa ông nhà giàu không gây phiền toái gì, nhưng đó là một lời mời gọi để hoán cải và đổi thay. Dụ ngôn này trước hết mời chúng ta hãy mở cửa tâm hồn với tha nhân bởi mỗi chúng ta là quà tặng, dù đó là người hàng xóm hay người ăn xin vô danh đi nữa. Mùa Chay là mùa thuận lợi để mở toang cửa cho những ai cần ta giúp đỡ và để nhận ra họ là khuôn mặt của Đức Kiô.
2. Tội lỗi gây cho chúng ta đui mù
Dụ ngôn này luôn diễn tả những xung khắc vốn rất hợp với ông nhà giàu (câu 19). Không như anh Lazarô, ông nhà giàu không có danh xưng; ông chỉ đơn giản được gọi là “người giàu”. Sự giàu có của ông được thể hiện trong bộ áo choàng kịch cỡm và xa hoa. Trang phục vải tía vải điều thì quý hơn nhiều so với vàng bạc châu báu, và vì thế chỉ dành riêng cho những bậc thần hư ảo (x. Gr 10, 9). Ông nhà giàu rõ là khoe khoang của cải và trong thói phô trương hằng ngày: “ngày ngày yến tiệc linh đình” (câu 19). Với ông ấy, chúng ta bắt gặp một hình ảnh sống động về tội tham nhũng, vốn bộc lộ qua ba giai đoạn: Ham mê tiền bạc, hư danh và kiêu ngạo (bài giảng 20-9-2013).
Thánh Phaolô tông đồ kể cho chúng ta rằng: “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc” (x. 1Tm 6, 10). Đó là nguyên nhân chính gây nên tham nhũng và là nguồn gốc của đố kị, xung đột và nghi ngờ nhau (x. Evangelii Gaudium, 55). Thay vì nên khí cụ trong việc phục vụ chúng ta để làm điều thiện và để tỏ lộ lòng hiệp nhất với tha nhân, thì tiền bạc có thể ràng buộc chúng ta và cả thể giới rơi vào luận lý ích kỉ đến nỗi chúng không có chỗ cho tình yêu và còn cản trở sự bình an.
Dụ ngôn này sau đó cho thấy lòng tham của ông nhà giàu khiến ông nên kẻ phù phiếm. Nhân phẩm của ông được thấy qua những gì là bề ngoài, cho thấy những thứ khác mà ông ta có thể làm. Nhưng diện mạo bề ngoài của ông lột tả sự trống rỗng ở bề trong. Cuộc sống của ông là một tù nhân so với bề ngoài của ông, so với những khía cạnh hiện hữu thiện cận và thoáng qua nhất (x. Evangelii Gaudium, 62).
Bậc thang thấp nhất của việc suy đồi luân lý này là lòng kiêu ngạo. Ông nhà giàu ăn mặc giống quân vương và hành động như vua chúa, quên mất rằng ông đơn thuần chỉ là một con người. Vì những người này bị lũng đoạn vì ham mê giàu sang phú quý nên họ chẳng được gì ngoài cái tôi của chính họ. Những điều này cản trở tầm nhìn của họ. Hậu quả của việc quyến luyến tiền của là một sự mù quáng. Người giàu không thấy người nghèo vốn đang đói lả, đau đớn và vật vã ở cửa nhà mình.
Chiêm ngắm đặc tính này, chúng ta có thể hiểu tại sao Tin mừng minh nhiên kết tội lòng ham mê tiền bạc như thế: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thểvừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được.” (Mt 6, 24)
3. Lời Chúa là hồng ân.
Tin mừng về ông nhà giàu và anh Lazarô giúp chúng ta thực thi một chuẩn bị tốt cho mùa Phục Sinh. Phụng vụ ngày thứ Tư lễ Tro mời chúng ta trải nghiệm tương tự như hành vi của ông nhà giàu. Khi linh mục xức tro lên đầu chúng ta, ngài lặp lại những lời này: “Hãy nhớ bạn là bụi tro, một mai bạn sẽ trở về tro bụi”. Khi đó vang vọng lại cả hai cái chết của ông nhà giàu và người nghèo khổ, và phần lớn dụ ngôn diễn ra ở đời sau. Hai con người đột nhiên khám phá rằng: “chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được” (1Tm 6, 7).
Chúng ta cũng thấy điều xảy ra ở đời sau. Nơi đó ông nhà giàu ở đằng xa nói với tổ phụ Ápraham vốn được ông gọi là “cha” (Lc 16, 24.27), như một dấu chỉ cho thấy ông thuộc về dân của Thiên Chúa. Chi tiết này khiến cuộc sống của ông phơi bày tất cả những sự trái ngược, vì cho tới lúc này, ông không có đề nghị nào về tương quan của ông với Thiên Chúa. Thực vậy, trong cuộc sống, ông đã không có chỗ cho Thiên Chúa. Ông chỉ dành chỗ cho ngẫu tượng là chính ông mà thôi.
Ông nhà giàu nhận ra anh Lazarô chỉ ở giữa lúc đau đớn của đời sau. Ông muốn anh nhà nghèo hãy xoa dịu nỗi thống khổ của ông bằng một giọt nước. Điều ông ta đề nghị với anh Lazarô thì tương tự như những điều mà ông ta có thể làm, nhưng ông chẳng bao giờ thực thi khi còn sống. Tổ phụ Ápraham đáp : “Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn Lazarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lazarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ.” ( Lc 16, 25).
Dụ ngôn này tiếp tục trao cho tất cả Kitô hữu một thông điệp. Ông nhà giàu đề nghị tổ phụ Ápraham hãy gửi anh Lazarô đến cảnh cáo anh em của ông là những người còn sống. Nhưng ông Ápraham đáp : “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.” (x. câu 29). Trái lại với những phản ứng của ông nhà giàu, ông nhà giàu nói: “thưa tổ phụ Ápraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối.” (câu 31).
Vì thế, vấn đề đích thực của ông nhà giàu đến từ phần đầu. Cội rễ của tất cả những xấu xa của ông là do lỗi ông không chú ý đến Lời Chúa. Hậu quả là ông không còn yêu mến Thiên Chúa và ông càng ngày càng xem thường tha nhân. Lời Chúa là sức sống và là sức mạnh có khả năng thay đổi lòng người và dẫn họ về lại với Thiên Chúa. Khi chúng ta đóng chặt cửa tâm hồn trước món quà Lời Chúa, chúng ta cuối cùng cũng khép kín con tim trước quà tặng của anh chị em mình.
Các bạn thân mến, Mùa Chay là mùa thuận tiện để canh tân việc gặp gỡ của chúng ta với Đức Kitô, Đấng là Ngôi Lời đang sống động trong các bí tích và trong mỗi tha nhân. Thiên Chúa đã chiến thắng những dối trá lọc lừa của cơn Cám dỗ trong suốt bốn mươi ngày trong hoang địa, Ngài chỉ cho chúng ta lối nẻo chúng ta phải thực thi. Hãy xin Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trên hành trình chính trực của việc hoán cải, để chúng ta có thể tái khám phá quà tặng là Lời Chúa, để được thanh tẩy tội vốn khiến chúng ta mù quáng, và phụng sự Đức Kitô nơi những nhu cầu của anh chị em chúng ta. Cha khuyến khích mọi tín hữu cũng hãy diễn tả việc canh tân thiêng liêng này bằng cách chia sẻ trong những công việc bác ái mùa chay (the Lenten Campaigns) vốn được nhiều tổ chức của giáo xứ tích cực xúc tiến tại nhiều nơi trên thế giới, và vì thế hãy thúc đẩy nền văn hóa gặp gỡ trong một gia đình nhân loại của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho mỗi người chúng ta để bằng việc chia sẻ vinh thắng của Đức Kitô, chúng ta cũng trải nghiệm và chia sẻ niềm vui tròn đầy của Đấng Phục sinh.
Từ Vatican, 18-10-2016
Lễ thánh sử Luca
Phanxicô
Fastebudskab 2017:
“Ordet er en gave. Den anden er en gave”
Kære brødre og søstre,
Fastetiden er en ny begyndelse. En vej, der fører til et sikkert mål; opstandelsens påske, Kristi sejr over døden. Denne tid kalder os indtrængende til at omvende os. Som kristne at vende tilbage til Gud ”af hele vores hjerte” (Joel 2,12) og ikke lade os nøjes med middelmådighed, men at vokse i venskab med Herren. Jesus er vor trofaste ven, som aldrig forlader os. Selv når vi synder venter han tålmodigt på at vi vender tilbage til ham. Med sin tålmodige venten viser han os sin vilje til at tilgive (jf. prædiken, 8. januar 2016).
Fasten er en gunstig periode til at uddybe vort åndelige liv gennem de midler til helliggørelse, som Kirken tilbyder os: faste, bøn og almisse. Bagved alt er Guds ord, som i løbet af denne tid inviterer os til at lytte og fordybe os. Jeg vil gerne her dvæle over lignelsen om den rige mand og Lazarus (jf. Luk 16,19-31). Lad os inspireres af denne meningsfuld historie, for den giver os nøglen til at forstå, hvad vi skal gøre for at opnå ægte lykke og evigt liv. Den tilskyndes os til oprigtig omvendelse.
1. Den anden er en gave
Lignelsen begynder med at præsentere de to hovedpersoner. Den fattige mand er beskrevet mere detaljeret: han befinder sig i en desperat situation og har ikke kræfter til at stå op. Han ligger foran den rige mands port og ønsker kun at spise sig mæt i det, der falder fra den riges bord. Hans krop er fuld af sår og hundene slikker sårene (jf. v 20-21). Et grumt billede af et fornedret og ydmyget menneske.
Scenen bliver yderligere dramatisk når vi erfarer, at den stakkels mand hedder Lazarus: et navn fuld af løfter, der bogstaveligt betyder ’Gud kommer til hjælp’. Denne skikkelse er altså ikke anonym. Han har tydelige karaktertræk og fremstår med en person med sin egen historie. Selv om han stort set er usynlig for den rige mand, synes vi næsten at kende ham. Han får et ansigt og bliver således en gave, en uvurderlig skat, et menneske Gud elsker og drager omsorg for, til trods for hans nuværende situation som et udstødt menneske (jf. prædiken, den 8. januar 2016).
Lazarus lærer os at den anden er en gave. Den rette relation til andre består i med taknemmelighed at genkende deres værdi. Den fattige ved den riges port er derfor ikke et forstyrrende element, men en appel til os om at omvende og ændre vort liv. Lignelsen opfordrer os for det første til at åbne vores hjerte for den anden, da alle menneske er en gave, uanset om det er vor nabo eller en fattig, som vi ikke kender. Fasten er en gunstig tid til at åbne dørene for alle i nød og i dem se Kristi ansigt. Vi møder alle hver dag folk som dem. Hvert liv, vi møder, er en gave og fortjener accept, respekt og kærlighed. Guds Ord hjælper os til at åbne vore øjne at omfavne og elske liv, især det svage og sårbare. For at være i stand til det, må vi tage hvad Evangeliet fortæller os om den rige mand alvorligt.
2. Synd gør os blinde
Lignelsen beskriver uden omsvøb de modsætninger, der knytter sig til den rige mand (jf. v 19). Han har modsat den fattige Lazarus ikke noget navn, men kaldes blot ”en rig mand”. Hans rigdom viser sig i hans overdådige klæder. Purpurklæder var mere kostbart end sølv og guld, og var derfor forbeholdt guder (jf. Jer 10,9) og konger (jf. Dom 8,26). Fine linnedklæder bidrog til at give én en næsten hellig natur. Manden pralede tydeligvis med sin rigdom og var vant til at gøre det dagligt: ”Han festede overdådigt hver dag” (v 19). I ham ser vi på dramatisk vis syndens fordærv, som udvikler sig i tre på hinanden følgende trin: kærlighed til penge, forfængelighed og stolthed (jf. prædiken, den 20. september 2013).
Ifølge apostlen Paulus er ”kærlighed til penge er roden til alt ondt” (1 Tim 6,10). Den er hovedårsagen til korruption og kilde til misundelse, strid og mistænksomhed. Penge kan dominere os så meget, at det bliver en kultgenstand (jf. Evangelii Gaudium, 55). I stedet for at være et redskab til vor tjeneste til at gøre godt og vise solidaritet mod andre, kan penge slavebinde os, så hele verden fyldes med en egoistisk logik, der ikke levner plads til kærlighed og hindrer freden.
Lignelsen viser os siden, at den rige mands grådighed gør ham frugtesløs. Hans personlighed viser sig i måden, han fører sig frem på. Men hans fremtoning skjuler en indvendig tomhed. Hans liv er fanget i det ydre, i tilværelsens mest overfladiske og flygtige aspekter (jf. ibid., 62).
Den laveste trin i denne moralske nedbrydning er stolthed. Den rige mand klæder sig som en konge, optræder som en gud og glemmer at han blot er dødelig. For dem, som er ødelagt af kærlighed til rigdomme, eksisterer der ikke noget ud over deres eget ego. Derfor får de ikke øje på folk omkring dem. At være bundet til penge skaber en slags blindhed. Den rige mand ser ikke den stakkels mand, fuld af sår og sultende ligger foran hans port.
Når vi kigger på denne person forstår vi hvorfor evangeliet er så fast i sin fordømmelse af kærlighed til penge: ”Ingen kan tjene to herrer. Han vil enten hade den ene og elske den anden eller holde sig til den ene og ringeagte den anden. I kan ikke tjene både Gud og mammon” (Matt 6,24).
3. Ordet er en gave
Evangeliet om den rige mand og Lazarus er en god forberedelse for os til påsken, som nærmer sig. Askeonsdags liturgi indbyder os til at erfare det samme som den rige mand. Præsten uddeler askekorset på vor pande idet han siger: ”Menneske, husk, at du er støv og til støv skal du vende tilbage”. Både den rige og den fattige mand døde, og det mest af lignelsen fortæller hvad der skete efter de døde. De to personer opdagede pludseligt, at ”tomhændet kom vi til verden, og tomhændet skal vi gå ud af den” (1 Tim 6,7).
Vi får også at vide hvad der sker hinsides livet. Den rige mand taler længe med Abraham, som han kalder ”fader” (Luk 16,24.27) som tegn på, at han tilhører Guds folk. Denne detalje får hans liv til at virke desto mere modstridende, for indtil dette øjeblik har hans forhold til Gud ikke været omtalt. Faktisk var der i hans liv ikke plads til Gud. Hans eneste gud var ham selv.
Den rige mand genkender Lazarus kun midt i sine pinsler i dødsriget. Han ønsker, at den fattige mand kan lindre hans pinsler med en smule vand. Hvad han spørger Lazarus om svarer til, hvad han kunne have gjort, men aldrig gjorde. Abraham fortæller ham: ”Barn, husk på, at du fik dit gode, mens du levede, og Lazarus på samme det onde; nu trøstes han her, mens du pines” (v. 25). I det hinsidiges liv genoprettes en slags retfærdighed, hvor livets onder afvejes af goder.
Lignelsen fortsætter med et budskab til alle kristne. Den rige mand beder Abraham om at sende Lazarus til at advare sine brødre, der stadig er i live. Men Abraham svarer: ”De har Moses og profeterne, dem kan de høre” (v. 29). Og til den rige mands indvendinger tilføjer han: ”Hvis de ikke hører Moses og profeterne, vil de heller ikke lade sig overbevise, selv om en står op fra de døde” (v. 31).
Den rige mands virkelige problem træder frem i forgrunden. Roden til alle hans onder er den manglende evne til at lytte til Guds ord. Det medfører, at han ikke længere elsker Gud og vokser til at foragte sin næste. Guds Ord er levende og kraftfuld, i stand til at forvandle hjerter og fører dem tilbage til Gud. Når vi lukker vores hjerte til den gave, som Guds Ord er, ender vi med at lukke vores hjerte til den gave, som vore brødre og søstre er.
Kære venner. Fastetiden er en gunstig tid til at forny sig i mødet med den levende Kristus i hans ord, i sakramenterne og i vor næste. Herren, som i de 40 dage i ørkenen overvandt Fristerens bedrag, viser os den vej, vi skal følge. Må Helligånden lede os til den sande omvendelsens vej for at genopdage Guds Ord, blive rensede for synden, som forblinder os, og tjene Kristus, som er tilstede i vore nødlidende brødre. Jeg opfordrer alle troende til at udtrykke denne åndelige fornyelse ved også at deltage i de fasteaktioner, som mange kirkelige organisationer verden over iværksætter for at fremme en kultur med at mødes i den ene menneskefamilie. Lad os bede for hinanden, så vi ved at have del i Kristi sejr må åbne vore døre for de svage og fattige. Så vi bliver i stand til at erfare og dele påskens fulde glæde.
Givet i Vatikanet den 18. oktober 2016 på Festen for evangelisten Lukas
FRANS