Nguyễn Trọng Lưu
Ý nghĩa tầm nguyên của cụm từ ”Christmas” và ”Noël”
Chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ ”Christmas” và ”Noël” – nhưng đâu là ý nghĩa tầm nguyên của hai từ này?
Từ “Christmas” gồm có chữ “Christ” và “Mas”. Chữ “Christ – Đấng được xức dầu” là tước vị của Đức Yêsu – mà người công giáo hay gọi là “Đức Kitô”. Còn từ “Mas” là chữ viết tắt của “Mass – thánh lễ”. Hai từ này ghép lại thành ra chữ “Christmas” – có nghĩa là ngày lễ của Đức Kitô, tức ngày lễ giáng sinh của Đức Yêsu.
Tiếng Hy Lạp viết chữ “Christ” là “Xristos” hay “Xpiotós” – nên người ta hay dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ “Xristos” hay “Xpiotós”, rồi thêm chữ “Mas” kế cận để thành chữ
“Xmas”. Như vậy từ “Xmas” cũng có nghĩa là ngày lễ giáng sinh của Đức Yêsu.
Còn “Noël” là từ tiếng Pháp – mà hình thái cổ nhất được viết là là “Naël”- có gốc từ tiếng La tinh “natalis” có nghĩa là “ngày sinh”. Nhiều người lại cho rằng tên gọi “Noël” xuất phát từ tước hiệu
“Emmanuel”- tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, như được ghi lại trong Tin mừng Thánh Matthêu.
Từ những ca khúc giáng sinh…
Bài ”Merry Chritsmas”
Ca khúc “Merry Christmas” có nguồn gốc từ một lời chúc giáng sinh khá thịnh hành tại nước Anh – đó là: “We wish you a Merry Christmas and Happy New year”. Lời chúc này đã có từ khoảng thế kỷ thứ 16 hoặc 17 và khá phổ biến ở miền Tây nước Anh.
Nguồn gốc của bài hát mừng giáng sinh này dựa trên truyền thống của người Anh, từ những giáo dân giàu – vào đêm giáng sinh đem tặng “bánh pudding” cho các người hát thánh ca trong buổi lễ.
Năm 1935, dựa trên lời chúc mang tính truyền thống vào dịp giáng sinh này, nhạc sĩ Athur Warrell đã sáng tác nhạc và ghép lời cho ca khúc “A Merry Christmas: West country traditional song” sau này chính là bài “We wish you a Merry Christmas”. Bài hát được sáng tác lúc đầu chỉ nhằm mục đích dành cho buổi hòa nhạc của trường đại học Bristol, bên Anh – nơi tác giả theo học. Sau đó ca khúc trở nên nổi tiếng và được coi là ca khúc truyền thống vào dịp giáng sinh.
We wish you a merry Christmas,
We wish you a merry Christmas,
We wish you a merry Christmas
And a happy New Year …
Oh, bring us some figgy pudding,
Oh, bring us some figgy pudding,
Oh, bring us some figgy pudding,
And bring it right here …
We all like our figgy pudding,
With all its good cheers
Good tidings we bring
To you and your kin
We wish you a merry Christmas
And a happy New Year.
Bài “Jingle Bells”
Có lẽ bài hát Jingle Bells là bài hát thành công nhất và đặc trưng nhất của mùa giáng sinh. Đây là ca khúc phổ biến ở mọi nơi trên thế giới – mà cứ mỗi dịp giáng sinh về thế nào chúng ta cũng được nghe thấy – từ các những khu trung tâm thương mại và trên đường phố. Sự lan truyền rộng rãi ấy khiến nhiều người lầm tưởng Jingle Bells là một ca khúc dân ca đã có từ rất lâu đời. Tuy vậy trên thực tế đây là ca khúc nhạc mừng Giáng sinh được sáng tác bởi một nhạc sĩ người Mỹ vào năm 1840.
James Pierpont là một nhạc sĩ tài năng sinh sống tại bang Massachusetts. Anh sáng tác bài hát dựa trên yêu cầu dành tặng cho dịp “lễ tạ ơn – thanksgiving” – nhưng không ngờ ca khúc này về sau lại được yêu mến và biểu diễn nhiều trong dịp giáng sinh tới vậy. ”Jingle Bells” lần đầu được ban hợp ca biểu diễn tại nhà thờ Medford vào dịp lễ tạ ơn. Chính vì những giai điệu vui tươi và đầy thú vị này, mà ca khúc này sau đã được yêu cầu trình bày lại vào ngày lễ giáng sinh.
Bài hát đã nhanh chóng lan truyền ra nhiều vùng lân cận vì quá được yêu thích. Năm 1857, ca khúc mới chính thức được xuất bản và được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng phải đợi đến năm 1898 thì ca khúc này mới chính thức được ca sĩ Edison Male hát. Tiếp theo sau đó, hàng loạt ca sĩ cũng bắt đầu hát bản nhạc này và đều giành được những thành công lớn.
Jingle Bells đã trở thành một ca khúc giáng sinh đúng nghĩa, ca khúc không thể thiếu trong bất cứ mùa giáng sinh nào. Jingle Bells nhanh chóng lan rộng ra khắp các nước Châu Âu. Kể từ khi các nước Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc bắt đầu du nhập nền văn hóa tây phương với ngày Giáng sinh, ca khúc Jingle Bells cũng trở nên nổi tiếng, không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ con cũng thuộc lòng ca khúc này.
Bài “All I want for Christmas is you”
“All I want for Christmas is you” được nữ ca sĩ Mariah Carey thu âm và phát hành vào năm 1994. Bài ca này – với những lời giản dị, chân thật, và những hình ảnh đón giáng sinh của cô bên cạnh
chồng và bên những chú chó bé, đang trượt tuyết, mở quà, vui đùa cùng gia đình mình, xen lẫn những âm thanh chuông giáng sinh là một thành công lớn, đã đem về cho cô nhiều giải thưởng
quan trọng. “All I want for Christmas is you” tạo cho người nghe một cảm nhận giáng sinh thực sự. Ca khúc được đánh giá là một trong số ít những tác phẩm hiện đại xứng đáng để trở thành ca
khúc Giáng sinh hay nhất, tiêu biểu của mùa giáng sinh.
Tại Việt nam, những bản thánh ca “Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời” của Hải Linh, bản “Cao cung lên” của Hoài Đức, bản “Ánh sao xưa” của Trần Hùng Dũng – cũng là những bản thánh
ca làm vang vọng những tâm tình mến yêu trang trọn và đặt chúng ta đi vào ý nghĩa đích thực của lễ giáng Sinh.… tới ý nghĩa hiện sinh của lễ Giáng sinh
Ngày nay chúng ta hầu như bị chìm đắm trong “một lễ hội giáng sinh” – một lễ hội mang nhiều khía cạnh trần thế – từ khía cạnh thương mại đến khía cạnh giao lưu tình cảm – làm chúng ta đôi
khi cảm thấy như thể có hai lễ Giáng Sinh khác biệt nhau.
Một bên là sẻ chia bận rộn của những bữa tiệc, quà tặng, ăn uống, nhóm họp, dưới ánh sáng muôn màu rực rỡ – còn một bên là cảm nghiệm thâm sâu của mầu nhiệm Giáng Sinh: Thiên Chúa
trở nên người phàm và đã đi vào thế giới như một hài nhi bé bỏng bị bỏ rơi. Có thể có nhiều người cho đến nay vẫn nghĩ rằng mầu nhiệm Giáng Sinh chỉ là một huyền thoại – mà do vậy tôi đã
phân tích và trình bày về vấn đề này trong hai bài “Từ truyện Thánh Gióng đến Đức Yêsu làm người” (2017) và “Lễ Giáng Sinh: lễ hội và tiệc mừng của lòng tin” (2018). Việc mà chúng tôi
muốn làm ờ đây là “giải huyền thoại lễ Giáng Sinh” – tức gạt bỏ hết những che phủ bên ngoài để đi sâu vào chính ý hiện sinh của lễ Noël.
Mọi hình thức tổ chức lễ hội Giáng Sinh đều cốt tạo ra những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong thân quen trong gia đình: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây thông giáng sinh. Lễ Noël cũng trở thành một buổi lễ của trẻ em: một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ em được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn. Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình – khởi xuất từ câu hát của những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế: ”Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người lòng ngay” – và vì vậy Noël cũng là ngày người ta đình chiến, tạm ngưng mọi chém giết, để chia sẻ niềm an bình với mọi người – đặc biệt với những ai bị bỏ rơi, cô đơn, bệnh hoạn, già yếu.
Giải huyền thoại lễ Giáng Sinh
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì chúng ta chưa đi đúng vào ý nghĩa hiện sinh của lễ Giáng Sinh. Mừng lễ Giáng Sinh – không phải là chúng ta kỷ niệm một biến cố đã xảy ra trong quá khứ cách đây 2019 năm – mà phải là dịp để chúng ta làm cho ý nghĩa của mầu nhiệm đó và ơn cứu chuộc của Đức Chúa thực sự sống động và sinh hoa kết trái trong cuộc đời mỗi người và từ đó lan tỏa đến hết mọi người. Đức Yêsu đem đến ơn cứu độ không phải chỉ một lần vào đêm Ngài giáng trần, mà ơn cứu độ, sức sống mới của Chúa đã được trao ban cho chúng ta ngay ngày hôm nay, trong chính lúc này.
Đức Yêsu nhập-thể-và-nhập-thế là một món quà cho nhân loại mà Người cũng mong mỗi người trong chúng ta là một món quà cho nhau. Món quà này mỗi người phải tự tìm ra trong hoàn cảnh riêng biệt của mỗi người vì đời của mỗi người là của mình, cho mình và cho những người thân cận ngay bên.
Và chính khi làm như thế, chúng ta đã làm cho Đức Kitô được sinh ra trong lòng chúng ta. Bởi nếu Đức Yêsu không sinh ra trong lòng chúng ta, thì dù Ngài có sinh ra trăm ngàn lần ở Bethlehem đi nữa, thì những chuẫn bị cho ngày lễ Giáng Sinh cũng chỉ vuột trôi như làn gió nhẹ bay đi trong khoảng không vô vọng mà thôi.
Nhưng cũng nhiều lúc, vì quá chú ý tới nhưng món quà “bên ngoài” vào những ngày này, mà chúng ta lại vô tình lãng quên đi những món quà thật nhỏ bé – cho những người kề bên chúng ta –
đang cần đến trong từng giây từng phút của ngày thường trong cuộc sống. Dù chỉ là một cử chỉ âu yếm, một nụ hôn nồng cháy, một lời nói ân tình hay một lời xin lỗi chân thành giữa vợ chồng,
con cái , tha nhân – mà Norma Cornett Marek muốn nhắc nhớ chúng ta trong bài hát “Tomorrow never comes” (1989) – kẻo một khi qua đi, khi chúng ta chưa kịp làm những điều nhỏ bé đó cho
những người thân thương của chúng ta, thì chỉ còn lại ân hận mà thôi.
Thế có lần nào chúng ta đã ý thức về biến cố này, để cùng với TÌNH-YÊU-TUYỆT-ĐỐI đó chia sẻ trọn vẹn kiếp làm người với vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh em và với tất cả những người khác,
như nến tảng cho một thế giới đại đồng chưa ? Declan Galbraith trong bài hát “Tell me why” đã mơ một khúc hát ân tình cho một thế giới đang cần đến một “helping hand”, hay chỉ một “just be a friend” – mà tôi cũng muốn qua đó gởi trọn tấm lòng của tôi tới quý độc giả trong mùa Giáng Sinh năm nay:
“In my dream children sing a song of love for every boy and girl
The sky is blue and fields are green and laughter is the language of the world
Then I wake and all I see is a world full of people in need
Tell me why does it have to be like this?
Tell me why is there something I have missed?
Tell me why cos I don't understand.
When so many need somebody we don't give a helping hand.
Tell me why?
Everyday I ask myself what will I have to do to be a man?
Do I have to stand and fight to prove to everybody who I am?
Is that what my life is for to waste in a world full of war?
Tell me why does it have to be like this?
Tell me why is there something I have missed?
Tell me why cos I don't understand.
When so many need somebody we don't give a helping hand.
Tell me why?
Tell me why does it have to be like this?
Tell me why is there something I have missed?
Tell me why cos I don't understand.
When so many need somebody we don't give a helping hand.
Tell me why does the tiger run
Tell me why do we shoot the gun
Tell me why do we never learn
Can someone tell us why we let the forest burn?
Why do we say we care
Tell me why do we stand and stare
Tell me why do the dolphins cry
Can some one tell us why we let the ocean die?
Why if we're all the same
tell me why do we pass the blame
tell me why does it never end
can some one tell us why we cannot just be friends?”