Từ ngày Valentine của Âu Mỹ …
Ngày 14.2 dương lịch mỗi năm – được gọi là ”ngày Valentine”, ”Valentine’s Day” hay ”Saint Valentine’s Day”- tức ”ngày lễ tình yêu” hay ”ngày lễ tình nhân”- là ngày đặc biệt, khởi từ Âu Mỹ, rồi sau này đến cả thế giới – dành để tôn vinh tình yêu trong sáng, đầy mộng mơ và chân tình của tuổi trẻ mới biết yêu.

 Đi tìm một tình yêu đích thực

Từ ngày Valentine của Âu Mỹ …

 Ngày 14.2 dương lịch mỗi năm – được gọi là ”ngày Valentine”, ”Valentine’s Day”  haySaint Valentine’s Day”–  tức ”ngày lễ tình yêu” hay ”ngày lễ tình nhân” là ngày đặc biệt, khởi từ Âu Mỹ, rồi sau này đến cả thế giới – dành để tôn vinh tình yêu trong sáng, đầy mộng mơ và chân tình của tuổi trẻ  mới biết yêu.

Câu chuyện về ngày Valentinecó lẽ xác thực nhất  –  là câu chuyện của linh mục công giáo Valentinedưới thời Hoàng đế La MãClaudius II. Lúc bấy giờ là thế kỷ thứ 3, đế quốc La Mã đang phải tham gia nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu. Vì gặp phải khó khăn khi kêu gọi các chàng trai trẻ gia nhập vào quân đội, Claudius II cho rằng nguyên nhân chính là đàn ôngLa Mã không muốn rời xa gia đình hay người yêu của họ và hôn nhân chỉ làm người đàn ông yếu mềm – do đó, Claudius II đã ra lệnh cấm tổ chức các đám cưới hoặc lễ đính hôn mà mục đích là để dễ đưa đàn ông vào quân đội sẵn  sàng ra đi tác chiến.

Linh mụcValentine đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế hùng mạnh này và tiếp tục cử hành lễ cướicho các đôi vợ chồng trẻ trong bí mật. Khi bị phát hiện, linh mục Valentine bị kéo lê sau xe ngựa rồi sau đó bị kết án tử hình.

Buổi chiều trước khi bị xử tử, Linh mục Valentine  đã gửi tấm “thiệp Valentine” đầu tiên cho cô con gái của viên cai tù Asterius – người thiếu nữ mù lòa từ lúc mới sinh, nhưng trước đây đã được chính linh mục chữa lành bằng một phép lạ. Thiệp đó ký tên “dal vostroValentinofrom your Valentine. Cho đến nay, các cặp tình nhân vẫn có truyền thống ký tên bằng cụm từ “From your Valentine” của ngày xưa thay vì ký chính tên mình trong các tấm thiệp Valentine.

 

Dần dần, ngày 14 tháng 2 hàng năm đã trở thành ngày trao đổi sứ điệp của tình yêu và Thánh Valentineđã trở thành vị thánh bổn mạng của tình yêu đôi lứa. Người ta kỷ niệm ngày này bằng cách gửi cho nhau những bài thơ và tặng cho nhau những món quà truyền thống – thường là hoa hồng và ”chokolat”– được gói bằng giấy satin màu đỏ đựng trong hộp hình trái tim. Linh mụcValentine đã được chôn cất trên con đường Via Flaminia, nhưng sau này hài cốt của Ngài lại được đặt tại nhà thờ Whitefriar của dòng Carmelite, ở Dublin, Ireland.

Thiệp Valentinetrở thành rất phổ biến ở Anh ngay từ đầu thế kỷ 19. Còn tại Hoa Kỳ, vào năm 1849 sau khi cô Esther Howland(1828–1904), từ Massachusetts –  mua các thiệp Valentine từ Anh về bán ở Mỹ, thì người Mỹ bắt đầu mua và gởi rất nhiều thiệp Valentine.

Thói quen gửi thiệp Valentine bên nước Anh trở thành quen thuộc đến độ nó trở thành nguồn cảm hứng cho nữ văn sĩ Elizabeth Gaskell(1810-1865)  viết cuốn tiểu thuyết lừng danh  ”Mr. Harrisson’s Confessions”(1851).

Theo  thống kê mới nhất của U.S Greeting Card Associatonnăm 2010, mỗi năm có hơn một tỷ thiệp Valentine được gởi đi trên toản thế giới – ấy là chưa kế đến khoảng 15 triệu E-mail được gởi chúc mừng nhau trong ngày Valentine.

đến chuyện tình Ngưu lang – Chức Nữ

 Trong khi đó, tại Trung Quốc và tại một vài quốc gia thuộc vùng châu Á, ngày truyền thống tình yêu lại là ngày 7 tháng 7 âm lịch, còn gọi là ”ngày Thất Tịch”  – mà người Âu Mỹ hay gọi là ”Ngày Valentinecủa Trung Quốc”. Lịch sử về ngày này gắn liền với câu chuyện ”Ngưu Lang,  Chức Nữ” – được lưu truyền trong hai bản Việt Nam và Trung Quốc, có hơi khác nhau một chút.

Nhật, đặc biệt tại thành phố SendaiHiratsuka, lễ hội này được gọi là Tanabata– tức lễ kỷ niệm ngày gặp gỡ của”Orihime”Chức Cơ –  tức sao Chức Nữ  và ”Hikoboshi” Ngạn Tinh –  tức sao Ngưu Lang.

Tại Việt Nam, lễ tình nhân gần đây mới được du nhập vào – nhưng ngày 14 tháng 2 năm 2008, đã có nhiều cặp tình nhân tổ chức cưới tập thể dưới nước tại Hòn Mun, Nha Trang cũng như tại Đà Lạt.

 

Ngưu Lang – Chức Nữ  là câu truyện cổ tích, có liên quan đến các sao ”Vega”- sao Chức Nữ sao ”Altair”-  sao Ngưu Lang, và đến giải dải Ngân Hàcũng như hiện tượng mưa ngâu xảy ra vào đầu tháng bảy âm lịch ở Việt Nam:

”Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bễ việc chăn trâu, để trâuđi nghênh ngang vào cung điện. Chức Nữ cũng vì mê tiếng sáo của Ngưu Lang nên trễ nải việc dệt vải. Ngọc Hoàng giận giữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu sông Ngân, kẻ ở  cuối sông. Sau đó, Ngọc Hoàng thương tình nên ra ơn cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa và được người dưới trần gian đặt tên là mưa ngâu.

 Thời bấy giờ sông Ngân trên thiên đình không có một cây cầu nào cả nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các thợ mộc ở trần thế được vời lên trời để xây cầu. Vì mạnh ai nấy làm, không ai nghe ai, họ cãi nhau chí chóe nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn không xong. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các thợ mộc hóa kiếp làm quạ lấy đầu sắp lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Vì thế cứ tới tháng bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc cầu Ô kiều. Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân thì lấy làm gớm ghiếc, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu thì phải nhổ sạch lông đầu. Từ đó, cứ tới tháng bảy thì loài quạ lông thì xơ xác, đầu thì rụng hết lông. Tuy nhiên sau một thời gian vì cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng,Ngọc Hoàng đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh cho họ phải làm một cây cầu thật vững chắc để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau.

 Từ đó, Ngưu Lang và Chức Nữ được mãi sống bên nhau”.

Và dường đến tình yêu đích thực …

 

Từ truyền thống Valentinecủa Âu Mỹ qua chuyện tình Ngưu Lang-Chức Nữ của Việt Nam, giờ đây – tôi muốn mời quý anh chị em trẻ cùng lên đường với tôi đi tìm một tình yêu đích thực.

Không biết anh chị em có còn nhớ câu chuyện nữ minh tinh màn bạc nổi tiếng của Mỹ – Marylyn Moonroe(1925-1962) – hay không ? Người đầu tiên tìm thấy nàng nằm chết trên giường buổi sáng, bên cạnh chai độc dược barbitursyre, cũng đã chú ý tới đôi bàn tay búp măng trắng nuốt của nàng đang cố với lên kéo lấy điện thoại – mà không biết là vì không đủ sức để gọi hay không cố tình gọi thực sự. Đôi bàn tay  bây giờ bất động kia đã chứng minh một lần cuối cùng những nỗ lực của một con người muốn vươn mình  thoát khỏi cảnh cô đơn đã bám sát đời mình ngay từ khi còn bé cho đến lúc chết. Người đàn bà đó đã được hàng triệu người trên thế giới chiêm ngưỡng và sùng bái, vì nàng là hiện thân của sắc đẹp, của quyến rũ và giàu sang. Hàng ngàn người đàn ông cũng đã kinh qua đời nàng. Nhưng suốt đời  nàng vẩn là một con người đói khát tình yêu. Nàng thèm khát được đi vào một cuộc hôn nhân, trong đó nàng có thể nói lên những tiếng nói rất đơn sơ nhưng mặn  nồng tình tứ : ”Em yêu anh là em là vợ anh luôn mãi!”.

 

Như thế, tình yêu là gì nhỉ?

 Là những ái ân đam mê của thân xác dậy thì? Là nhưng rung cảm diệu

vợi của con tim trước những người khác phái? Là một nhu cầu của xác

thân hay là một huyền nhiệm của hai người cùng muốn hiến dâng và đón

nhận nhau trọn đời?

 

 

Những thay đối tâm sinh lý của lứa tuổi trăng tròn

 Đường vào tình yêu khởi đầu bằng  những thay đổi trong hai người con trai và người con gái khi đến khoảng tuổi trăng tròn – tức khoảng tuối 15. Trên phương diện sinh lý – người con trai thấy bắt đầu ”vỡ tiếng” – tức giọng nói của mình trở nên ồm ồm, không còn trong nhẹ như trước nữa. Các bắp thịt bắt đầy nảy nở và râu lún phún mọc lên trên cằm. Nơi con gái, thì hiện tượng mới lạ nhất, là việc có ”kinh” hay ”có tháng”(menstruation)– tức hiện tượng trứng rụng không thụ thai bị đẩy ra ngoài qua bộ phận sinh dục, cứ khoảng 28 ngày một lần.  Xương chậu ở mộng cũng bắt đầu nảy nở và ngực lớn lên, tròn ắp. Cả hai người con trai cũng như con gái bắt đầu thấy lông mọc nơi cơ quan sinh dục và ở một vài chỗ khác trên thân thể.

Những biến đổi thể lý đó cũng làm cho anh chị em cảm thấy tâm lý bị xáo trộn. Cả hai đểu hay mơ mộng, thích làm thơ, chép nhạc hoặc viết nhật ký. Cả hai đều thích làm dáng, dùng nhiều thì giở để trang điểm, chải đầu, soi gương. Khi phải đi học hay ra khỏi nhà, thì chọn hết quần này áo nọ, mà nhều khi cũng không vừa ý. Trong khi các cô phải tốn khá nhiều ”lomme penge” để mua son, mua phấn, ”eau de toilette”–  thì các cậu phải tìm mua cho được ”efter shave” hiệu ”Hugo Boss”, hay ”deodorant”  hiệu ”VanGirl”. Cả hai đều cảm thấy e ngại, thẹn thùng khi đứng trước người khác phái, mặc dù ”chàng ta” hay ”cô ả” mình đã quen biết từ bao nhiêu năm trước rồi. Và nhất là cả hai đều có những nỗi vui buồn vu vơ, hoang dại như Hồ Dzếnh đã viết :

”Hôm nay trời nhẹ lên cao,

Tôi buồn, không hiểu vì sao tôi buồn”

 

Trong tâm hồn nguời con trai lúc nào cũng mênh mông tô điểm một hình ảnh một cô con gái trinh nguyên, mộng ảo. Còn trong trái tim người con gái lúc nào cũng thêu dệt  hình bóng hào cùng của một chàng trai tuấn tú – mặc dù cả hai lúc đó chưa “fokusere” một cách rõ rệt vào ai cả. Cái bóng hình “chung chung” đó đã làm cho cả hai ngấy ngất, mộng mơ, lãng mạn – và đôi lùc làm lãng quên cuộc đời hiện tại – rồi “lười” học, bê trễ, không chịu làm “lektier” – hoặc có khi như ca dao diễn tả:

“Làm cho quên mẹ. quên cha,

Làm cho quên cả đường ra lối vào”

“Vào đời bằng thương nhớ, khi trăng vừa ngả đỉnh đồi…”

Sau một thời gian cứ say mê mộng tưởng một bóng hình “chung chung” nào đó, thì chợt có một ngày, Tuấn Anh mới khám phá ra rằng, có lẽ là mình yêu “Lệ Thủy”. Gọi là “có lẽ”, vì lúc đó Tuấn Anh mới chỉ cảm thấy mơ hồ răng mình “cần”có một người khác phái, nhưng lại “quê” không dám tỏ lộ với Lệ Thủy, mà cũng “hơi sờ sợ” không biết là Lệ Thủy cò yêu lại mình không. Ngược lại Thúy Kiều cũng  chẳng biết là Minh Vũ  có đế ý đến mình không, mà tại sao mình lại nhớ thương chàng ta như vậy. Trong cả hai trường hợp , không ai dám quả quyết rằng đó chính là tình yêu quyết định đời mình, mà do vậy cũng chẳng ai cân nhắc đến trách nhiệm và hậu quả trong tương lai. Cả hai chỉ cảm thấy mơ hồ rằng, hình như mình đang yêu, đang rung cảm trước người khác phái – và tự nhiên theo bản năng – cả hai đều cảm thấy muốn được gần nhau – cho dù có những lúc giáp mặt nhau, cả hai đều không biết phải nói gì, mà chỉ thấy chân tay sao lúc này lại thừa thãi đến thế!  Tình yêu đối với cả hai lúc đó chỉ là những tưởng mong ngọt ngào, mộng ảo. Ấy thế mà cả hai cùng  “dấu nhẹm” không dám tỏ lộ ra cho ai biết,  mà có khi lại còn sợ phạm tội nữa!

Nhưng sau một thời gian ngắn, thì Tuấn Anh cũng không còn “nhớ” đến Lệ Thủy như trước nữa, mà Thúy Kiều cũng không còn“nhung nhớ” Minh Vũ nữa. Tuấn Anh cảm thấy rằng người con gái  mà chàng để ý trước đây  “không hợp” với cá tính của mình, và Thúy Kiều cũng nhận thấy rằng mình không thể hạnh phúc  nếu “suốt đời” sống bên Minh Vũ. Cà hai đều chín chắn hơn khi gặp gỡ và tìm hiểu những  người bạn khác phái – lần này với mong đợi là sẽ “trọn đời” hiền dâng cho người đó.

Người ta thường hay gọi giai đoạn tình yêu mà Tuấn Anh với Thúy Kiều vừa mới đi qua là “den første kærlighed” . Thực sự đó mới chỉ là nhưng đòi hỏi, những phản xạ tự nhiện của phái tính nơi mỗi người, để dần dà đi đến một tình yêu đích thực mà thôi.

“Thấy anh em nhũng mơ màng,

Tưởng rằng đâu đấy, phượng hoàng kết duyên”

 

“Vào đời bằng âu yếm, khi mình thành thịt xương…”

Chính lúc cả hai bắt đầu nghiêm chỉnh đặt vấn đề về cuộc sống của mình – tựu trung như tương lai mình sẽ làm gì, đâu là ý nghĩa cuộc sống, không biết mình sẽ lập gia đình hay ở độc thân – thì chính lúc đó mới là lúc hai anh chị trưởng thành và do vậy mới thực sự đủ khôn ngoan để đi vào một tình yêu đích thực.

Cả hai anh chị – sau những tháng ngày dài đắn đo suy nghĩ – đã “dám”nói cho nhau biết là hai người đã lựa chọn nhau “suốt đời”. Cum từ “suốt đời” tự nó đã nói lên đuợc một thuộc tính quan trọng của tình yêu, là hai người sẽ mãi mãi “có” nhau trong tương lai, để trọn đời “là” một xác thân và từ đó lập thành một gia đình mới. Ỳ niệm “lập thành một gia đình mới”cũng làm cho cả hai thấy rằng chẳng những mình có trách nhiệm lẫn với nhau mà còn cả với những người con trong tương lai hai người sẽ làm nên nữa:

“Sông sâu sóng cả em ơi,

Chờ cho song lặng, buồm xuôi ta cùng.

Trót đa mang kiếp bồng bềnh,

Xuống ghềnh lên thác, một lòng yêu nhau”.

 

Tình yêu lúc này cũng là một tình yêu “song phương”, nhưng không chỉ mang một ý nghĩa đơn giản là yêu và được yêu, mà còn bao gồm ý nghĩa đón nhận, trao đổi và làm thăng hoa những khác biệt của nhau nữa. Tính chất song phương này cũng không được hiểu theo nghĩa tĩnh, nhưng “dynamik”- “sinh động”, – nghĩa là cả hai phải biết đón nhận sự phát triển con người toàn vẹn hợp với từng giai đoạn của tuổi đời.

Tình yêu đích thực này cũng bao hàm tính chất “độc chiếm” – nghĩa là cả hai muốn và phải dành trọn vẹn cả than xác lẫn tình yêu cho nhau, như lời ca nào đó đã diễn tả một cách rất mặn nồng: “chỉ hai đứa mình thôi nhé!”. Cũng chính vì thế mà nguời ta mới “ghen”: “Ghen” chính là lời nhắc khéo của tính chất  độc chiếm trong tình yêu – bởi nếu không yêu thực sự, thì nào ai phải bận tâm đến người kia làm gì ?

Cũng chính tình yêu đích thực này sẽ mang lại “hạnh phúc” cho cả hai. Nhưng thế nào là hạnh phúc ? Phải chăng là sự thụ hưởng xác thân? Là đòi buộc người yêu mình thành nô lệ? Không, nếu như thế thì không còn là hạnh phúc nữa, mà chỉ là khoái lạc đoạt chiếm.

Hạnh phúc của tình yêu đích thực là hiến dâng và đón nhận. Mà một khi nói đến “hiến dâng” và “đón nhận” là nói đến từ bỏ chính mình. Cái nghịch chống của tình yêu đích thực nằm ở chỗ đó: hai người khác biệt nhau hoàn toàn – từ tâm sinh lý đến giáo dục bản thân và gia đình – lại tự trói buộc mình vào nhau, tự do xóa bỏ cái “tôi” của mình để trở thành “một” trong “người kia” trọn đời:

“Mình với ta, tuy hai mà một,

 Ta với mình, tuy một mà hai”

Cái hạnh phúc của tình yêu đích thực – mà tự nó đã ngầm chứa những hy sinh, nhẫn nại, bền chí, thứ tha và đón nhận – cũng sẽ được hai người diễn tả qua chiếc nhẫn cuới đeo vào tay cho nhau. Nhẫn cuới chỉ là một chút vàng được luyện thành vòng tròn, trong đó có khắc tên hai vợ chồng và ngày, tháng, năm, cuới nhau, nhưng chiếc nhẫn đó lại nói lên được tất cả: hai con người đã hòa nhập với nhau thành một, tự khép lại với nhau thành một vòng tròn không có chỗ hở, tạo nên một thiên đường tình yêu.

 

Những ảo ảnh của tình yêu

 Con đường tình mà các anh các chị đang đi hoặc sẽ đi, thật là đẹp, thật là nồng ấm -nhưng cũng bị nhiều ảo ảnh làm lung lạc, có khi làm nát tan hạnh phúc đong đầy đó.

Những kiểu tình “tay ba” – tức đã là “vợ”hay “chồng”rồi, mà còn có “người tình” bên cạnh, như thường được phơi bày trong các loạt phim như  “Beverly Hills” hay “Sex in the City”, hoặc được một vài nhà tậm lý học mô tả qua chiêu bài “hòa hợp tâm lý”“psykologisk harmoni” – thực sự chỉ là những thứ “hash” làm chết dần chết mòn tình yêu đích thực. Cũng thế, những mộng mơ lãng mạn, những thụ hưởng tình dục ngoài vợ chồng – hiện nay hay được thổi phồng bằng những kiểu nói bóng bẩy như“kærligheds fantasi”, “dybt udvikling” – chỉ là những ngụy biện khiến hai người dần dà xa nhau mà thôi.

Ý nghĩa thủy chung  của một tình yêu đích thực chỉ là một hiện hữu riêng cho hai người – mà đó cũng chính là  ý nghĩa trong Tin Mừng Mátthêu 19, 4-6: ”Derfor skal en mand forlade sin far og mor og binde sig til sin hustru, og de to skal blive et kød. Derfor er de ikke længere to, men et kød” – “Bởi thế người đàn ông sẽ bỏ cả cha lẫn mẹ mình mà khăng khít với vợ, để cả hai trở thành một xác thân duy nhất. Họ không cỏn lả hai nữa mà đã trở nên một xác thân”.

 “Vì người chỉ đến sống cho tình yêu, chết cho tình yêu”

Những điều mà tôi vừa trình bày cho quý anh chị em trên đây, chỉ là phản chiếu của một mẫu gương tình yêu trọn vẹn, đó là Tình-Yêu-Thiên-Chúa.

Ngài đã đến mặc lấy xác thân như chúng ta – qua huyền nhiệm của Lễ Giáng Sinh – để cho chúng ta được hưởng nếm một tình yêu diệu vợi, tình yêu của một Người chỉ biết sống và chết cho tình yêu, và chỉ muốn trao ban trọn vẹn mà thôi.

Anh chị em hãy để vài ba phút lặng thinh để ngắm nhìn, để chiêm ngưỡng.  Và hãy dâng lên Ngài một lời cầu thành khẩn, cho những nguời đã tìm được tình yêu đích thực, cũng như những người đang trên đường tìm kiếm.

 

Nguyễn Trọng Lưu