Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt sau chuyến thăm Vũng Áng
GNsP(19.06.2016) – “Một cảnh chết chóc”, là nhận định của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khi Ngài đến thăm Bà con Giáo dân Giáo xứ Đông Yên thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển vào tháng 04.2016 vừa qua.
Đức Tổng Giuse đến thăm Bà con Giáo dân và Ngài trao tặng quà cho bà con những món quà Ngài đã được tặng trong dịp mừng 25 năm Linh mục của Ngài.
Sau đây xin mời quý vị lắng nghe những tâm tư, trăn trở của Đức Tổng Giuse sau chuyến viếng thăm Bà con ngư dân vùng Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Huyền Trang, GNsP: Con kính chào Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Kính thưa Đức Tổng, sức khỏe của Ngài dạo này thế nào ạ? Và, công việc chính của Đức Tổng ở Đan viện là gì ạ?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Chúa ban cho sức khỏe dạo này cũng khá. Công việc chính là nghỉ (Ngài cười), những giờ khác có thể đi làm vườn, giảng tĩnh tâm.
HuyềnTrang, GNsP:Kính thưa Đức Tổng Giuse, con được tin vào ngày 16.06.2016, phái đoàn của Đức Tổng đến thăm bà con ngư dân ở Vũng Áng, xin Đức Tổng có thể kể lại cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm
này ạ?
này ạ?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Từ lâu, tôi đã được tiếp xúc với bà con Giáo dân thuộc Giáo xứ Đông Yên ở Vũng Áng. Bà con bị giải tỏa đất để xây dựng công ty Formosa thì Giáo dân rất đau khổ và bức xúc, họ đã
đi khiếu kiện ở các cấp lãnh đạo kể cả trung ương nhưng chưa có cấp thẩm quyền nào giải quyết thỏa đáng cho họ. Tôi rất là thương họ và không biết làm sao để giúp đỡ.
đi khiếu kiện ở các cấp lãnh đạo kể cả trung ương nhưng chưa có cấp thẩm quyền nào giải quyết thỏa đáng cho họ. Tôi rất là thương họ và không biết làm sao để giúp đỡ.
Tuy nhiên, trong vụ biển bị ô nhiễm, cá chết, tôi càng đau xót hơn, cho nên trong ngày Ngân khánh vừa qua có người tặng quà cho tôi thì tôi để dành tất cả những quà tặng đó cho người Vũng Áng. Hôm chuyến đi đến Vũng Áng, tôi đã đến thăm họ vì họ đã đến viếng thăm tôi nhiều lần. Tôi cũng đến tận nơi để nhìn thấy những cảnh đau khổ của những người bị ảnh hưởng trực tiếp của Formosa và cũng gửi cho họ ít quà như là dịp Lễ mừng 25 năm Linh mục của tôi.
HuyềnTrang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, khi Ngài đến Giáo xứ Đông Yên thì Ngài nhận xét như thế nào về tình cảnh của bà con Giáo dân ạ? Và, Đức Tổng nhận định như thế nào về thảm họa môi trường biển lần
này ạ?
này ạ?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tình cảnh của bà con Giáo dân quá đau khổ, xót quê hương, kể như họ rất cô đơn trên lối tối tăm thì họ bày tỏ một cảm xúc rất mãnh liệt cũng là một tình cảm quý mến. Đồng thời nói lên được một tình cảm họ được an ủi khi có người đến thăm bởi vì họ cảm thấy tủi, bị bỏ rơi, bị hắt hủi. Cho nên họ đã dành cho tôi một sự đón tiếp cảm động nhưng rất chân tình và tôi cũng hết sức cảm động khi gặp gỡ bà con Giáo dân.
Khi chứng kiến tất cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra
bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào.
bãi biển thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc. Ở bờ biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã tràng nào.
Tôi thấy ở các bãi biển đều có những con vật nhỏ li ti như con dã tràng, con cua, con ốc thì bãi biển này hoàn toàn chết hết rồi, không còn một tí gì là sự sống nữa. Khi chúng tôi xuống biển, tất cả mọi người đều hết sức đề phòng để cho nước biển không được dính vào chân. Họ kéo thuyền thật cao trên bãi cát, xong rồi thì có thể bước lên bờ để chân mình khó có thể dính nước biển… Cả một sự chết chóc như vậy.
Trong làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết thì người
đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.
đánh cá cũng chết, những người làm nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi, rã rời và buồn chán.
Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm bà con giáo dân giáo xứ Đông Yên, Vũng Áng, Hà Tĩnh – một trong những nơi chịu sự thảm họa ô nhiễm môi trường biển nặng nề nhất vào tháng 4.2016 vừa qua.
Bà con giáo dân Đông Yên bật khóc khi được Đức tổng Giuse đến thăm sau những ngày tháng bị bỏ rơi, bị hắt hủi.
Đức tổng Giuse, cha Quản xứ giáo xứ Đông Yên và bà con giáo dân dâng lên lời cầu nguyện cho người dân VN được sống trong cảnh thái bình.
Giáo xứ Đông Yên hoang tàn, đổ nát và chết chóc.
Thảm cảnh ngư dân mất nghiệp.
Huyền Trang GNsP: Dạ vâng, kính thưa Đức Tổng Giuse, Ngài có lời khuyên nào cho những người có trách nhiệm cũng như đồng bào VN đặc biệt là bà con ngư dân ạ?
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái
chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.
chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.
Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn
rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.
rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.
Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo
lý nữa.
lý nữa.
Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là
cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.
cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.
Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.
Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này. Có những người biết mình
bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới có thể cứu được dân tộc, đất nước này. Toàn dân phải ý thức được điều
đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được.
bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới có thể cứu được dân tộc, đất nước này. Toàn dân phải ý thức được điều
đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được.
Huyền Trang, GNsP:Dạ thưa con xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giuse. Chúng con xin kính chúc sức khỏe Đức Tổng và xin Đức Tổng thêm lời cầu nguyện cho người dân chúng con ạ.
Huyền Trang, GNsP
http://www.tinmungchonguoingheo.com