Nguyễn Trọng Lưu
“Lịch sử “ngày ông bà”
“Ngày ông bà – Grandparents’ Day” – là ngày lễ được cử hành tại Hoa Kỳ ngay từ năm 1978 và chính thức được công nhận tại nhiều quốc gia khác. Lễ thường được cử hành vào tháng chín – tức vào mùa thu – với ý nghĩa “tuổi già là mùa thu của đời người”. Lễ này làm chúng ta nhớ đến câu: “Ẩm thủy tư nguyên, duyên mộc tư bổn – 饮水思源,缘木思本 “: “Uống nước nhớ nguồn, trèo cây nhớ gốc”.
Một số người cho rằng ngày đó được bắt đầu do đề nghị của ông Michael Goldgar, vào thập niên 1970 – sau khi ông thăm người dì ở nhà dưỡng lão ở Atlanta. Ông đã dùng 11.000,00 USD để vận động cho “ngày ông bà” được chính thức công nhận. Ông đã tới Washington DC 17 lần trong vòng 7 năm để gặp các nhà lập hiến.
Một số người khác lại cho rằng bà Marian Lucille Herndon McQuade (1917-2008) – một bà nội trợ ở miền Tây Virginia, là người khởi xướng “ngày ông bà”. Bà McQuade qua đời ngày 26.09.2008, sau 60 năm hôn nhân với chồng là ông Joseph L. McQuade. Họ có với nhau 15 người con, 43 người cháu, 10 người chắt, và 1 người chút. Bà McQuade đã cố gắng thúc giục người ta phụng dưỡng ông bà, không chỉ trong ngày này mà suốt cả đời.
Năm 1978, Tổng thống Jimmy Carter đã ký luật công nhận “ngày ông bà” là ngày lễ quốc gia. Khi đó, bà Marian McQuade cũng đã nhận được điện thoại từ Tòa Bạch Ốc đề cập đến biến cố này. Tổng thống tuyên bố ngày 06.09.1979 là ngày chính thức, và ấn định “ngày ông bà” vào chúa nhật, 09.09.1979, chúa nhật đầu tiên của tháng chín.
Ca khúc chính thức của “ngày ông bà” là bài “A Song for Grandma And Grandpa” của Johnny Prill, và biểu tượng của ngày này là hoa “forget-me-not – hoa lưu ly”. Người Anh tin tưởng hoa “forget-me-not” có thể bảo vệ họ chống phù thủy, đặc biệt trong tháng 5. Họ cũng có tập tục tặng hoa này cho những người lên đường đi xa. Nhiều người còn tin rằng nước ép từ hoa “forget-me-not” làm cho thép sắc bén hơn, có thể chém đá như chém bùn.
Thi sĩ người Scotland – William McGonagall – sống vào giữa thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20, là người đã làm cho hoa “forget-me-not” trở nên bất tử qua bài thơ cùng tên với loài hoa này – “forget-me-not – đừng quên anh”. Bài thơ kể lại cuộc tình bi đát của một hiệp sĩ tên là Edwin với vợ chưa cưới Ellen. Một ngày kia, trong lúc họ đang đi bộ dọc theo bờ sông, Ellen hỏi Edwin có thực sự yêu cô hay không. Để chứng tỏ tấm chân tình, Edwin nhảy xuống sông bơi qua bờ bên kia để hái cho Ellen một đóa hoa mọc trên bờ. Edwin chết đuối, nhưng trước đó đã kịp ném cho người yêu đóa hoa với lời vĩnh biệt “forget-me-not – đừng quên anh”. Kể từ đó, Ellen đặt tên cho hoa này là “forget-me-not”.
Tại Úc, bang Queensland cử hành “ngày ông bà” vào chúa nhật thứ nhất trong tháng mười. Còn tại New South Wales, “ngày ông bà” được cử hành lần đầu tiên vào chúa nhật 30.10.2011, và sau đó được cử hành hàng năm vào chúa nhật cuối cùng trong tháng mười. Còn tại Australian Capital Territory và Western Australia, “ngày ông bà” lần đầu tiên được cử hành vào năm 2012.
Tại Canada, “ngày ông bà” được cử hành lần đầu tiên năm 1995, nhưng bị gián đoạn tới năm 2014 mới được cử hành lại. Tại Estonia, “Ngày ông bà – Vanavanemate Päev” – được cử hành vào chúa nhật thứ hai trong tháng chín. Tại Pháp, “La Fête des Grands-Mères” – được cử hành lần đầu tiên vào năm 1987 với nhãn hiệu cà phê Grand’Mère, và ấn định vào chúa nhật thứ nhất trong chín. Tại Anh, “ngày ông bà” được cử hành lần đầu tiên vào năm 1990, và từ năm 2008 được ấn định là chúa nhật thứ nhất trong tháng mười.
Tại Đức, “ngày ông bà” được cử hành lần đầu tiên vào năm 2010, và sau được ấn định vào chúa nhật thứ hai trong tháng mười. Tại Tây Ban Nha, “Ngày ông bà – Día del Abuelo” – được cử hành vào ngày 26.07, vào lễ kính Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân của Đức Mẹ – tức ông bà ngoại của Chúa Yêsu. Tại Ý, “ngày ông bà – Festa Nazionale dei Nonni” – được cử hành lần đầu tiên vào năm 2005, vào ngày 02.10, là lễ Các Thiên Thần Bản Mệnh theo lịch Công giáo Rôma.
Tại Mexico, “Ngày ông bà – tiếng Tây Ban Nha – Día del Abuelo” – được cử hành vào ngày 28.08. Tại Ba Lan, “Ngày của Bà – Dzień Babci” – được tạp chí Kobieta i Życie giới thiệu vào năm 1964, và từ năm 1965, “Ngày của bà” được cử hành vào ngày 21.01, và sau đó là “Ngày của ông – Dzień Dziadka” – được cử hành vào ngày 22.01. Còn tại Nam Sudan, “Ngày ông bà” được cử hành lần đầu tiên vào năm 2013, và ấn định là chúa nhật thứ hai trong tháng mười một.
Tại Singapore, “ngày ông bà” được cử hành lần đầu tiên vào năm 1979, và được ấn định vào chúa nhật thứ tư trong tháng mười một. Tại Hong Kong, “ngày ông bà” được cử hành lần đầu tiên vào năm 1990, và sau đó được ấn định vào chúa nhật thứ hai trong tháng mười. Tại Đài Loan, “ngày ông bà (祖父母節, Zǔfùmǔ Jié) được cử hành lần đầu tiên vào ngày 29.08.2010, và sau đó được cử hành vào chúa nhật cuối cùng trong tháng tám, ngay trước khi các cháu bắt đầu học kỳ mới.
Mục đích
“Ngày ông bà” nhắm vào ba mục đích: Thể hiện lòng kính trọng ông bà; tạo cơ hội để ông bà thể hiện yêu thương với cháu chắt và giúp cháu chắt nhận biết sức mạnh, thông tin và sự hướng dẫn quý báu từ những người lớn tuổi.
Theo truyền thống từ Mỹ, trong ngày ông bà, con cháu gởi thiệp chúc mừng, tặng quà, mời ông bà đến trường xem cháu đàn, hát, vẽ hay tham dự một chương trình đặc biệt nào đó; điện thoại chúc mừng ông bà hoặc mời ông bà đi ăn tối. Những người lớn tuổi sống trong các nhà dưỡng lão hay các khu nhà dành cho người về hưu cũng thường được con cháu đến thăm viếng trong ngày này.
Giáo Hội và ngày ông bà
Thánh bộ giáo dân, gia đình và sự sống đã tổ chức một “hội nghị quốc tế” về việc chăm sóc mục vụ cho người cao niên. Hội nghị kéo dài từ ngày 29-31.01.2021 với chủ đề “Sự phong phú của nhiều năm sống”.Hội nghị chú trọng vào việc làm thế nào để đương đầu với nền văn hóa “vứt bỏ” người cao niên cũng như vai trò của các vị trong gia đình và ơn gọi đặc thù của các vị trong giáo hội.
Đức Hồng Y Kevin Farrell, bộ trưởng thánh bộ “bộ giáo dân, gia đình và sự sống”, cho hay: ngay trong giáo hội, người cao niên cũng thường bị quên lãng vì vậy họ “sống một cuộc sống lẻ loi”. Theo ngài, phải làm sao để các vị trở thành những người năng động, vì các vị có rất “nhiều năm kinh nghiệm”.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện các hội đồng Giám Mục, các dòng tu, các hiệp hội và phong trào giáo dân khắp thế giới – đã được tổ chức theo lời yêu cầu của chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cuối hội nghị, các người tham dự đã được yết kiến riêng ngài.
Ban tổ chức hội nghị hy vọng rằng cuối hội nghị một “mạng lưới” sẽ được hình thành hội tụ những ai vốn đã làm việc cho người cao niên, tăng gia sự hiện diện ở các hội đồng Giám Mục địa phương, biến thừa tác vụ này thành một “di sản” được cả giáo hội hoàn vũ chia sẻ. Hội nghị cũng nhắm làm cho người cao niên ý thức được vai trò năng động của các ngài, như lời Đức Phanxicô từng nói với các vị “đừng rút mái chèo vào thuyền. Tôi muốn nói ta không nên bao giờ về hưu đối với Tin Mừng!” Hội nghị muốn các người cao niên trở thành “những nhà truyền thông của Tin Mừng”.
Vào ngày kết thúc hội nghị, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến các tham dự viên của hội nghị – và ngài nói rằng nói rằng “tuổi già không phải là một chứng bệnh, mà là một đặc ân” và các giáo phận và giáo xứ đã bỏ phí một nguồn tài nguyên vĩ đại và mỗi ngày một lớn hơn khi họ làm ngơ các thành viên cao niên của họ. Giáo hội không thể hành động như thể đời sống của người cao niên chỉ có quá khứ, “một thứ văn khố xếp vào kho”. Không, ThiênChúa có thể và muốn viết nhiều trang sách mới với họ, những trang sách thánh thiện, phục vụ và cầu nguyện”.
Ơn toàn xá trong “ngày ông bà”, ngày 25.07.2021
Nhân ngày thế giới lần thứ nhất dành cho ông bà và người cao niên, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ rộng ban ơn toàn xá cho quí ông bà, người cao niên và tất cả các tín hữu tham gia vào ngày này “với điều kiện sám hối và thực hành việc bác ái.”
Trong một thông báo phát hành hôm thứ ba, ngày 22.06.2021, Thánh bộ Tòa Ân xá và Sám Hối cho biết: “để khuyến khích lòng sùng mộ của các tín hữu và để cứu rỗi các linh hồn,” ông bà, người cao niên và các tín hữu có thể lãnh nhận được ơn toàn xá trong “ngày thế giới dành cho ông bà và những người cao niên” lần thứ nhất sẽ được kỷ niệm vào ngày 25.07.2021.
Thông báo cho hay Đức Thánh Cha – sau khi lắng nghe lời yêu cầu của Đức Hồng Y Kevin Farrell, tổng trưởng thánh bộ giáo dân, gia đình và đời sống, về lễ kỷ niệm việc thành lập ngày thế giới dành cho ông bà và người cao niên sẽ được tổ chức lần đầu vào chúa nhật thứ tư của tháng bảy hàng năm – đã đồng ý ban ơn toàn xá cho những ai thực hiện các điều kiện thông thường là: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha – đặc biệt hiệp thông thánh lễ với Đức Thánh Cha khi ngài cử hành trọng thể tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô trong ngày đó hoặc tham dự các thánh lễ tại địa phương trong ngày này.
Tòa Ân xá cũng ban “ơn toàn xá” cho các tín hữu sẽ dành thời gian thích đáng để thăm viếng các bác lớn tuổi đau yếu, đang gặp khó khăn hoặc hoạn nạn – như bệnh tật, bị bỏ rơi, tàn tật và những hoàn cảnh tương tự.
Thông qua các phương tiện truyền thông
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, tổng trưởng thánh bộ Ân xá cũng cho biết “ơn toàn xá” cũng được ban cho những ai không thể ra khỏi nhà vì những lý do nghiêm trọng, nhưng “hiệp thông tinh thần với các nỗ lực thiêng liêng trong ngày này, dâng lên Thiên Chúa những tâm tình cầu nguyện, những đau khổ hay những hy sinh của cuộc sống của họ, đặc biệt là hiệp thông qua các phương tiện truyền thông, truyền hình và truyền thanh, cũng như qua các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau.”
Nét đẹp tuổi già
Tôi ghi lại ở đây – hai bài thơ về tuổi già, một của thi sĩ Việt Nam, Nguyệt Sương và một của thi sĩ Félix Leclerc, người Pháp – để quý độc giả tự cảm nghiệm.
Tuổi già cần chia sẻ và thấu hiểu (Nguyệt Sương)
Trong cuộc sống mấy ai người không trải
Lúc tuổi già theo quy luật thời gian
Cõi trăm năm thoáng chốc mây ngàn
Như giấc mộng cõi hồng trần ta ở
Thất thập cổ lai hy rồi cũng về gõ cửa
Bình thản thôi đón nhận tựa niềm vui
Những sân si ân oán cuộc đời
Xin gác lại sau nụ cười an lão
Thì người nhé trong nhân gian hư ảo
Dẫu biết rằng còn nhiều lắm khổ đau
Còn nhiều lắm những kiếp sống u sầu
Hãy trân quý hiểu thấu người cao tuổi!
Xin hãy đừng để tuổi già phải khổ
Phải cô đơn lẻ bóng một mình
Phải vất vả vật lộn mưu sinh
Khi nằm xuống không người thân bên cạnh
Xin đừng để người già bất hạnh
Nước mắt tháng năm đã đặc quánh lại rồi
Dẫu khổ đau cũng chẳng thể nào rơi
Mà chảy ngược vào sâu tâm khảm
Tuổi già đến sẽ sợ cô đơn lắm
Sợ thế gian vô cảm trước cuộc đời
Sự sống chết nhẹ tựa chiếc lá rơi
Nhưng rất cần sự sẻ chia ấm cúng
Xin hãy chăm lo để người già vui sống
Được an nhiên bên con cháu cuối đời
Sống ấm áp đơn giản mà vui tươi
Tâm an lạc trước khi rời cõi tạm!
Vieiller en beauté… et en sagesse (Félix Leclerc)
”At blive gammel med stil er at blive gammel med dit hjerte,
Uden anger, uden beklagelse uden at se på tiden.
Gå videre, hold op med at være bange,
Fordi hver alder er forbundet med lykke.
Aldring smukt er aldring med din krop,
Hold det sundt indvendigt, smukt udvendigt.
Giv aldrig op over for en indsats.
Alder har intet med døden at gøre.
Aldring i stil er en hjælpende hånd!
Til dem, der føler sig fortabt i bushen,
Hvem tror ikke længere på, at livet kan være sødt
Og at der altid er nogen at hjælpe.
Aldring smukt er aldring positivt.
Græd ikke over dine minder fra fortiden.
At være stolt af at have hvidt hår,
For at være lykkelige har vi stadig tid.
At ældes i skønhed er at ældes med kærlighed,
At vide, hvordan man giver uden at forvente noget til gengæld,
For uanset hvor vi er, ved daggry,
Der er nogen at hilse på.
At blive gammel med stil er at blive gammel med håb,
Vær tilfreds med dig selv ved at gå i seng om natten.
Og når afslagspunktet kommer,
Når vi siger det dybt nede, er det bare farvel!
Beklager ikke at blive gammel.
Det er et privilegium, der nægtes mange! ”