Nếu muốn khỏi xuống luyện ngục sau khi chết, thì bao lâu còn sống trên đời, hãy chịu khó làm việc đền tội và ra sức cứu giúp các linh hồn nơi luyện ngục. Tuy nhiên, còn có cách làm khác tốt hơn và hiệu quả hơn đó chính là xin lễ Misa cứu các Linh Hồn luyện ngục và chính bản thân mình.
Bà nói: “Ôi anh ơi, em bị luận phạt chịu cực hình trong Luyện ngục đến ngày tận thế, nhưng anh có thể giúp em, xin anh dâng cho em 30 thánh lễ, như thế em có thể hy vọng được kết quả hạnh phúc nhất”.
Thánh nhân lập tức thu xếp để dâng cho em các thánh lễ như em xin. Ngày thứ ba mươi, cô em lại hiện ra, nhưng lần này có các thiên thần vây quanh và cô hớn hở đi về Thiên đàng. Ôi thánh lễ Misa có giá trị vô cùng, đã giải cứu linh hồn sau ba mươi ngày thay cho hàng bao thế kỷ.
* Có người như ông Pasqualigo còn chủ trương rằng THÁNH LỄ HÁT cầu cho người đã chết lại gia tăng hiệu quả đặc biệt hơn nữa, bởi không những có Linh mục mà có cả giáo dân cũng thông phần hợp lời cầu nguyện cách trọng thể hơn. Giáo hội đặt ra những lời ca hát không phải để cộng đoàn vui vẻ, hay cá nhân người xin lễ tự hào, mà để những lời van xin làm vui lòng Chúa hơn và ý chỉ xin lễ dễ được chấp nhận hơn.
Người ta cũng có thể xin dâng lễ để CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CÒN SỐNG VÀ CHO CHÍNH MÌNH. Thánh Leonard Maurice khuyên người ta dâng Thánh lễ cầu cho mình khi còn sống, tốt hơn là sau khi qua đời, bởi những lý do sau đây:
1. Dâng lễ khi còn sống, chính mình được tham dự để xin ơn phúc.
2. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu là kẻ có tội, hy vọng sẽ được lòng thương xót Chúa ban ơn ăn năn xưng thú đền bù, dù mình không đáng. Chết rồi và đã xuống Hỏa ngục thì không còn cánh nào cứu vãn được nữa, dù có dâng cả ngàn lễ cũng không đổi được số phận đời đời.
3. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống để xin ơn chết lành, sẽ được Chúa phù hộ trong giờ chết nhờ ơn phúc Thánh lễ.
4. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, ơn phúc vẫn còn, và nếu có phải vào Luyện ngục, ngày giờ trong ấy sẽ được rút vắn hơn. Chết rồi mới được dâng lễ cầu cho thì linh hồn đã phải đợi chờ khốn khổ.
5. Dâng lễ cầu cho chính mình khi còn sống làm vinh Danh Chúa hơn. Khi dâng lên Chúa tiền bạc Chúa đã ban cho, ta được công từ bỏ của cải. Chết rồi tiền bạc về tay con cái họ hàng, mấy ai lo cứu giúp ta, đâu họ có cảm thấy nỗi khổ sở nóng nảy của ta mà cứu giúp mau chóng.
6. Dâng lễ cầu cho mình khi còn sống, nếu mình có ơn nghĩa Chúa thì được phần thưởng gấp đôi, vừa được tha phạt Luyện ngục, vừa được công thưởng Thiên đàng. Chết rồi mới xin thì chỉ được tha phạt Luyện ngục, không được gia tăng công thưởng Thiên đàng.
Cuối cùng chúng ta nên biết rằng, một Thánh lễ dâng cầu cho ta khi còn sống được tha hình phạt của ta nhiều hơn là dâng nhiều Thánh lễ sau khi ta chết, bởi nếu ta làm mất lòng ai mà xin lỗi ngay thì dễ được tha hơn là chần chừ để phải xin lỗi và đền bù trước tòa án. Một lời bào chữa trước tòa án tốn phí bao nhiêu tiền bạc rồi.
Chúng ta phạm đến Chúa nhiều cách, nếu chúng ta biết đền bù bằng việc lành phúc đức, việc từ thiện bác ái, nhất là nhờ công nghiệp Chúa Giêsu qua Thánh lễ thì nợ nần chúng ta được tẩy xóa. Chờ đến trước tòa án Chúa mới xin đền thì hình phạt lại nặng nề hơn.
* Thánh Anselmo dạy: “Sốt sắng dâng một Thánh lễ khi còn sống, lợi ích hơn cả ngàn Thánh lễ khi đã qua đời”. Chính Chúa Giêsu dạy: “Hãy làm việc khi trời còn sáng, tối rồi ai thấy đường đâu mà làm” (Ga 4,4).
* Trong các thánh lễ chỉ cho người quá cố, có thánh lễ gọi là “Lễ Ba mươi”. Lễ ba mươi hay ba mươi lễ dâng liên tiếp còn gọi là “Lễ Gregoriô”. Lễ này được nói tới trong cuốn sách Đối thoại của người như sau: Có một tu sĩ tên là Giuttô, đã giữ lại cho mình ba đồng tiền vàng. Đó là điều lỗi nặng phạm lời khấn khó nghèo thầy đã tuyên khấn. Nhà dòng đã khám thấy, và thầy bị phạt “dứt phép thông công”. Đang khi bị hình phạt tuyệt thông này, thầy Giuttô đã qua đời. Cha viện trưởng (sau này chính là Đức Giáo hoàng Gregôriô) muốn để các thầy dòng khác kinh sợ về hình phạt tội tham lam trong đời sống tu trì, đã không cất hình phạt tuyệt thông cho thầy Giuttô. Thầy Giuttô được chôn xa nghĩa trang nhà dòng, và ba đồng tiền vàng kia người ta vứt trên mộ thầy, trong khi các thầy dòng khác lặp lại lời xưa thánh Phêrô đã nói với tên phù thủy Simon: Ngươi hãy chết với tiền bạc của ngươi.
Sau một thời gian, cha viện trưởng thấy rằng hình phạt thầy Giuttô như vậy đã đủ, người cảm kích thương linh hồn thầy Giuttô, đã tìm thầy quản lý nói cách tha thiết rằng: “Từ khi người anh em chúng ta qua đời, thầy đã phải cực hình trong Luyện ngục, trong tinh thần đức ái, chúng ta phải tìm cách cứu giúp. Xin thầy liệu cách xin dâng 30 thánh lễ liên tiếp chỉ cho thầy Giuttô, không ngày nào được cách quãng”. Thầy quản lý vâng lời ngay. Ba mươi thánh lễ liên tiếp đã được dâng lên. Sau ba mươi ngày, thầy Giuttô hiện ra cùng thầy bạn là Copiosô nói rằng: Anh bạn thân yêu ơi, chúc tụng Chúa, hôm nay tôi được tha thứ và được nhận vào nước Thiên đàng cùng với các thánh”. Kể từ đó, thói quen đạo đức dâng ba mươi thánh lễ liên tiếp cầu cho linh hồn đã qua đời được thiết lập và lan tràn trong Giáo hội, nhất là tại nước Ý, nước Anh và nhiều nước khác.
Khi thánh Grêgôriô còn là Bề trên tu viện Bênêđictô. Một thầy dòng trong tu viện ngài qua đời, các thầy tìm ra 6 cái mà Mẹ thầy qua đời đã giữ làm của riêng trái với luật dòng. Thầy qua đời bị phạt không được an táng theo lễ nghi. Thánh Grêgôriô bởi lòng thương linh hồn người quá cố, đã ra lệnh dâng cho thầy 30 lễ liên tiếp. Sau ba mươi ngày, thầy dòng qua đời hiện về với một thầy bạn nói rằng mình bị khổ trong Luyện ngục, nhưng đã được tha để về Thiên đàng.
Khi lên ngôi giáo hoàng, thánh Grêgôriô cổ động trong Giáo hội việc dâng 30 lễ liên tiếp cho linh hồn đã qua đời. Các Đức Giáo hoàng kế tiếp cũng đã ban nhiều ân xá cho việc xin lễ như trên. (Trích Tạp chí Fatima Findings tháng 11/1989).
Ước gì các dòng có tục lệ dâng 30 lễ cầu cho linh hồn anh chị em dòng đã qua đời để linh hồn quá cố chóng được hưởng phúc trường sinh bên cạnh Cha nhân từ, Mẹ nhân ái và cộng đoàn các thánh.
Nguồn: “DongCong”