ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA
Lm. Phêrô NGUYỄN KIM THĂNG
CHÚA NHẬT 02 THƯỜNG NIÊN A
Trên nóc một ngôi nhà thờ ở bên Đức, người ta nhìn thấy bức tượng hình con chiên bằng đá. Nguồn gốc bức tượng ấy như sau: Một anh công nhân đang làm việc trên mái nhà thờ này thì dây an toàn bị đứt. Anh ta bị rớt xuống sân với những đống đá lớn. Thế nhưng anh ta chỉ bị hương nhẹ, vì lúc bấy giờ có một con chiên đang gặm cỏ giữa hai đống đá.
Anh ta rớt xuống trên con chiên, nó chết nhưng anh ta thì lại được sống. Để nhớ ơn, anh ta đã chạm trổ một con chiên bằng đá và đặt ở trên nóc nhà thờ. Anh nghĩ đó là một cách tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn đối với con vật đã cứu mạng cho anh.
Với chúng ta cũng vậy, chúng ta phải biết ơn sâu xa đối với Đức Kitô, con Chiên Thiên Chúa. Ngài đã cứu chúng ta khỏi cái chết đời đời. Vì yêu thương chúng ta, Ngài đã hy sinh mạng sống như lời thánh Gioan Tiền Hô đã xác quyết: Đây Con Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian.
“Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”. Lời tuyên xưng này chất chứa cả một mầu nhiệm cứu độ. Và vì thế, lời này được tuyên xưng bốn lần trong mỗi Thánh Lễ: sau khi chúc bình an, cộng đoàn phụng vụ đọc hay hát: “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian…” (3 lần); tiếp đến, linh mục chủ tế dâng cao Mình Thánh trên chén (hoặc dĩa) thánh, long trọng công bố: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian…”.
Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Con Chiên vô tội, nhưng lại mang vào mình mọi tội lỗi của từng người và loài người chúng ta, như Người Tôi Tớ Đau Khổ, để ban cho chúng ta sự vô tội của Ngài.
Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Con Chiên vô tội bị sát tế, để ban sự sống cho chúng ta.
Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa, Con Chiên hiền lành, diễn tả khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa: Thiên Chúa là tình yêu và chỉ là tình yêu mà thôi.
Như thánh Gioan, xin cho chúng ta cũng ao ước gặp gỡ, hiểu biết và yêu mến Đức Kitô, để có thể nói cho mọi người, ngang qua chính đời sống hằng ngày của chúng ta: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”.
Amen”.
2. Almindelige søndag A
Dér er Guds lam
På taget af en kirke i Tyskland, ser vi en statue af et får. Historien om statuen er som følger: En arbejder arbejdede på kirkens tag, da sikkerhedsselen gik op. Han faldt ned ad taget mod en stor bunke sten. Men han fik kun mindre skader, for på det tidspunkt gik der et får og græssede mellem to bunker sten.
Han faldt ned på fåret, der døde, mens han selv overlevede. Han blev så taknemmelig, at han huggede et får af sten og satte det på taget af kirken. Han syntes, at det var den bedste måde at udtrykke sin taknemmelighed over for fåret på, der havde reddet ham.
Vi har en dyb forståelse af Kristus som Guds Lam. Han reddede os fra den evige død. Fordi han elskede os, gav han sit liv som ordene fra Johannes Døberen siger: ”Dér er Guds lam, som bærer verdens synd”.
”Dér er Guds lam, som bærer verdens synd”. Denne bekendelse indeholder frelsens mysterium. Og derfor læser vi det fire gange under hver messe: efter fredshilsnen, læser eller synger menigheden: “Guds Lam, du som borttager verdens synder…” (3 gange), og derefter knæler Præsten, tager hostien i hånden og holder den løftet over patenen eller kalken. Vendt mod menigheden siger han med høj røst: “Se det Guds lam, som borttager verdens synd…”.
Jesus er Guds lam, det uskyldige lam, der bærer alle vores synder som lidende tjener, for at give os sin uskyld.
Jesus er Guds lam, det uskyldige lam blev dræbt, for at give liv til os.
Jesus er Guds lam, det sagtmodige Lam viser Guds sande ansigt: Gud er kærlighed, og kærlighed alene.
Lad os som Johannes, også ønske at møde, kende og elske Kristus, at være i stand til at tale med folk, gennem vores daglige liv. “Det er Guds lam, som borttager verdens synd. “
Amen”.