Nguyễn Trọng Lưu

Relateret billede

3. Những giáo phái phát sinh từ Á châu

Ngoài những giáo phái phát sinh từ Âu Châu và Mỹ Châu, còn có những giáo phái phát sinh từ Á Châu – như

  • Các giáo phái mang khuynh hướng chính trị như giáo phái của Sun Myung Moon.
  • Các giáo phái chính trị như Soka Gakkai
  • Các giáo phái nhân bản như Bahïe
  • Các giáo phái sáng tạo như Conscience de Krishna, Méditation Transcendentale
  • Các giáo phái thông lạc như Naharaj-ji
  • Các giáo phái luyện tâm như Shree Bhragwan

 

3-1 Các giáo phái có khuynh hướng chính trị

Tiêu biểu là giáo phái Moon, tức hiệp hội thống nhất Kitô giáo hoàn cầu hay giáo hội hiệp nhất (Asssociation pour l’unification du christianisme mondiale ou Eglise du l’unification)

Người sáng lập là Sun Myung Moon, người Đại Hàn, là một sinh viên du học ngành cơ khí tại Nhật. Ông cho hay rằng, ông đã được gặp Jésus-Christ, Đấng đã tự nhận là thất bại hoàn toàn, vì không thể cưới được vợ cũng như không được chọn làm vua Do Thái. Cũng chính Đức Yêsu Kitô này đã yêu cầu ông sáng lập ra tôn giáo mới này để thay thế cho Giáo Hội công giáo.

Năm 1960, ông lấy người vợ thứ 4, mới có 18 tuổi và tự nhận rằng đây là lúc phải dựng xây giáo hội hiệp nhất, dưới quyền thống trị của ông và vợ ông. Nếu Đức Kitô thất bại ở hai điểm – không lấy được vợ và không được làm vua Do Thái – thì Moon lại thành công ở hai điểm này.

Do vậy, tất cả mọi lề luật và quyết định trong giáo phái phải do nơi Moon và vợ ông. Mỗi khi có người “nhập giáo phái”, họ phải đem tất cả tiền bạc, tài sản giao cho Moon quản trị và phải từ bỏ gia đình cũ để nhập “gia đình Moon”. Mỗi sáng, các người theo đạo phải đứng trước bàn thờ có hình hai vợ chồng Moon để chào hỏi và cầu xin. Cũng chỉ có Moon mới có quyền làm đám cưới. Chắc quý độc giả còn nhớ ngay vào năm 1975, tại Séoul, đã có tới 1800 đám cưới được tổ chức cùng một lúc do “giáo chủ Moon” chủ lễ.

Giáo phái Moon rất giàu. Họ có nhiều dinh thự, nhà hàng ăn và khách sạn tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở Mỹ và Pháp. Ngoài ra họ còn một xưởng sản xuất súng tại Đại Hàn. Tất cả đều dưới quyền sử dụng và cai quản của vợ chồng giáo chủ Moon.

Moon có viết một cuốn thủ bản – gần giống như cuốn giáo lý căn bản của giáo phái, trong đo Moon ấn định những điều phải làm và phải tránh. Giáo phái có hơn 10.000 tờ báo truyền đạo, nổi tiếng hơn cả là những tờ “Mouvement universitaire pour la recherché des valeurs absolues”, “Pionners du Nouvel Age”, “Nouvel Espoir”.

3-2 Giáo phái chính trị

Điển hình là La Société pour la creation des valeurs” hay giáo phái Soka Gakkai, tức Nichreren Shoshu.

Giáo phái được Nicheren Daĩshoniu, một thượng tọa thuộc phái Đại Thừa thành lập ngay từ thế kỷ 13. Nhưng mãi đến năm 1930 mới được MagikuchiToda thích ứng  và đổi thành nhóm “Soka Gakkai – Hội sáng tạo giá trị”.

Hội có nhiệm vụ thâu phục những người chung quanh bằng việc đề cao những giá trị nhân bản – như lịch sự, chăm chỉ, trung thành, tận tâm… Tất cả những nhân đức đối thần của công giáo là “Tin, Cậy, Mến” – đối với giáo phái này chỉ là những điều không tưởng – vì chỉ có thực những điều con người có thể thực hiện được ngay trong cuộc đời này thôi. Và do vậy các tôn giáo tin có đời sau hay thưởng phạt sau cái chết – nhất là công giáo – đều là những mê chấp phải tẩy xóa tận gốc rễ.

Giáo phái được thành lập tại hơn 70 quốc gia trên thế giới và có tờ báo “avenir” là cơ quan truyền đạo.

3-3 Giáo phái nhân bản

Nổi tiếng hơn cả là giáo phái Bahïe hay nhóm “Lòng tin phổ quát – la foi universelle”. Giáo phái này do một lái buôn người Iran, tên là Bab thành lập năm 1884. Ông chủ trương rằng “Đấng Thiên Sai – Le Messie” không phải là Đức Kitô mà là Baba U Lah, tức chính ông. Đức Kitô cũng chỉ là một ngôn sứ đến trước để dọn đường cho ông mà thôi. Và dựa trên văn bản đó, ông đã viết rất nhiều sách tạo thành toàn bộ tín lý cho giáo phái. Điểm đặc biệt là giáo phái đề cao lòng thương người – nhất là thương những người nghèo khổ, bệnh tật.

Hiện nay trụ sở chính nằm tại Haïffa bên Do Thái. Sách thánh kinh của giáo phái được dịch ra hơn 400 thứ tiếng, trong đó có nhiều thổ ngữ (dialectes). Tờ báo truyền đạo là “La pensée Bahïe”.

 

 3-4 Các giáo phái sáng tạo (les sectes initiatiques)

Gồm hai nhóm chính là “Association internationale pour la consciende de Krishna (A.I.C.K.) – Hiệp hội quốc tế đề cao tinh thần Krishna” “Association international de Méditation Trancendentale – Hiệp hội quốc tế về chiêm niệm siêu thăng” –  cũng còn được gọi là “Science de l’intelligence créatrice – Khoa học về sự sáng tạo của trí năng”.

“Association internationale pour la consciende de Krishna (A.I.C.K.) – Hiệp hội quốc tế đề cao tinh thần Krishna”

Thần Krishna là một vị thần quen thuộc được đề cao trong thiên hùng ca Bhagavad Gita trong kinh Upanishad của Ấn Độ. Nhưng chỉ với Swami Prahbupada mà thần Krishna mới trở thành “Thiên Chúa độc nhất” cai trị mọi loài.

Swami Prahbupada sinh tại Calcutta năm 1896 và mất năm 1977. Sau khi tốt nghiệp trường cao đẳng Calcutta, Swami mới bắt đầu đi rao giảng về tôn giáo mới này.

Giáo phái này tin rằng thần Krishna là chúa của các thần và là đấng hằng hữu. Còn con người, nếu biết tuân theo lời giảng dạy của Swami, sẽ được tái sinh nhiều kiếp để cuối cùng cũng trở thành thần Krishna. Vì thế thân xác này là đồ uế tạp, phải ghét bỏ và đầy đọa. Không được ăn thịt, cá, trứng, không được hút thuốc, uống rượu, nuốn trà hay cà phê mà chỉ được ăn trái cây. Phải dậy từ 3 giờ sáng để cấu kinh với thần Krishna bằng chuỗi 108 hạt và tối phải đi ngủ lúc 9 giờ để hiệp thông với thần khí của thần Krishna. Các tín đồ phải mặc áo màu vàng, cạo trọc đầu và ca hát mỗi cuối tuần.

Tờ báo truyền đạo là “Retour à Krishna”, được in với 106 thứ tiếng khác nhau.

Billedresultat for Naharishi Nahesh Yoji,

“Association international de Méditation Trancendentale – Hiệp hội quốc tế về chiêm niệm siêu thăng” hay “Science de l’intelligence créatrice – Khoa học về sự sáng tạo của trí năng”

Người sáng lập là Naharishi Nahesh Yoji, sinh năm 1920 và mắt năm 1963 tại Ấn Độ.

Thực sự đây là một hình thức “thiền”, nhằm gạt bỏ hết mọi buồn chán tâm linh, tẩy rửa những tỳ ố trong tâm hồn để đạt được trạng thái làm chủ con người.

Duy chỉ có một điều giáo phái này chủ trương khác với công giáo là họ tin vào “một thiên đường trần thế” – không biết khi nào sẽ đến nhưng chắc chắn là có. Thủ đô của thiên đường trần thế này là một trung tâm chiêm niệm siêu thăng. Dĩ nhiên chỉ những ai tin và gia nhập giáo phái mới được vào thiên đường này.

 3-5 Giáo phái chữa trị – Les sectes guėrisseuses.

Lớn nhất là nhóm “Sekai Nahiraki” cũng còn được gọi là “Ánh sáng về phép lạ – La lumiėre des miracles”.

Nhóm được Kotama Okada thành lập năm 1959, sau khi ông nhảy xuống sông toan tự tử, nhưng được cứu sống. Ông kể lại rằng, lúc đang ở dưới nước, thì có một con chim câu đến bảo ông rằng, phải cố gắng sống để đem lại áng sáng cho muôn dân.

Theo tín lý của giáo phái này, thì thân xác của chúng ta gồm có ba phần: một phần thể lý, một phần tinh khí và một phần thần linh. Khi chết thì hai phần tinh khí và thần linh lại nhập vào các người còn sống, dễ gây ra chán nản, bực bội, thất vọng, thù oán… Vậy phải tẩy rửa, thanh lọc những phần hư xấu đó để được vào cõi thiên đường.

Khi được thanh lọc, con người sẽ được KEN (sức khỏe dồi dào), WA (an bình nội tâm) và FU (giàu có). Tất cả những người nào đạt được ba phẩm tính này sẽ được tái sinh riêng trong một kiếp khác, để tạo thành thiên đường trần gian.

Để đươc nhập giáo phái, phải nộp khoảng 70 US dollars lệ phí, và từ đó mỗi ngày phải để ra chừng 40 phút “thanh tẩy”. Nghi thức thanh tẩy được cử hành như sau: giang hay tay rộng ra, quay mặt về phía mặt trời và cầu xin với Thiên Chúa ban cho quyền khu trừ uế khí.

Giáo phái này phát triển mạnh ở Nhật, Guadelouppe, Bỉ, Thụy Sĩ và Phi Châu.

3-6 Giáo phái thông lạc – Les sectes gnostiques

Gọi là “thông lạc – gnostique” bởi vì giáo phái này chủ trương “ơn cứu độ đến từ thông biết”. Điểm này hoàn toàn ngược lại với tinh thần đơn sơ và phó thác của Tin Mừng Matthêu 11, 15: “Lạy Cha, con đội ơn Cha, là Chúa cả trời đất, vì Cha đã dấu kín những mầu nhiệm này cho những kẻ tự xưng là khôn ngoan, thông suốt – mà lại mặc khải cho những kẻ khiêm cung nghèo khó”.

Giáo phái Naharai-ji – tức “Mission de la Lumiėre divine” là mộ nhóm thuộc giáo phái thông lạc này.

Naharai-ji sinh năm 1917 tại Bắc Ấn Độ – và ngay từ khi cha ông mất, lúc đó dù mới lên 8, ông đã tuyên bố rằng ông có sứ mệnh phải ban cho con người sự thông hiểu và chân lý. Năm 1973, ông chính thức thành lập nhóm và di cư sang Colorado, vùng Denver, Hoa Kỳ.

Chủ trương chính của nhóm là “tuân theo những lời chỉ dạy của Naharaj-ji, để đạt được kinh nghiệm về Thiên Chúa. Mỗi ngày phải đọc và suy gẫm một đoàn sách do Naharai-ji viết. Tài sản, tiền bạc phải trao cho Naharai-ji quản trị. Lý do là để “tâm thần không bị vấn vương, dính bén khi suy niệm”. Nhóm này có rất nhiều tài sản kể cả nhiều hãng du lịch và một nhà xuất bản tại Mỹ.

Tờ “Connaissance” là cơ quan truyền đạo của nhóm.

3-7 Giáo phái luyến tâm – Les sectes erotiques

Quan trọng hơn cả là nhóm Bhragwan Shree Pajneesh, do Bhragwan thành lập năm 1957 tại Bombay, Ấn Độ.

Cứ theo chủ trương của nhóm, thì Bhragway là Chúa, còn mọi người chỉ là thụ tạo hay tôi tớ của Bhragway. Do vậy phải tuyệt đối tuân theo những giáo huấn của Bhragway. Đặc biệt phải hưởng thụ tình dục đến mức tối đa – vì đó là cách thế hữu hiệu nhất để giải tỏa con người khỏi những căng thẳng, ám ảnh, khó chịu và đó là bước đầu của việc thanh luyện tâm hồn.

Mỗi tín đồ phải ít nhất một lần đến tận tư dinh của Bhragway để thờ lạy ngài – mà nếu không có tiền, có thể dùng đủ mọi cách để xoay tiền – kể cả bằng cách làm đĩ, buôn lậu, trộm cướp … Bởi vì theo Bhragway, “chỉ có lòng thành kính với Bhragway là đáng kể mà thôi”.

Còn tiếp