bức tượng Phật giáo Châu Á bức vẽ đối mặt nghệ thuật thiền Phật thần linh viễn Đông nghệ thuật hiện đại lịch sử cổ đại

Con đường hạnh phúc của ”Bát chánh đạo” và ”Bát phúc” 

Nguyễn Trọng Lưu

”Bát chánh đạo” của Đức Phật

Nhưng chỉ Đức Phật mới đề bạt ra một lối sống hạnh phúc – rất thực hữu và hiện sinh, được tóm gọn trong ”bát chánh đạo”.
”BÁT CHÁNH ĐẠO” gồm có ”Chánh kiến”; ”Chánh tư duy”; ”Chánh ngữ”; ”Chánh nghiệp”;”Chánh tinh tiến”; ”Chánh mệnh”; ”Chánh niệm” và ”Chánh định”.

1. CHÁNH KIẾN (Về quan điểm sống, nhận thức)
”Chánh” là ngay thẳng, đúng đắn; ”kiến” là thấy, nhận biết.
”Chánh kiến” nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.
– Nhận ra sống yêu thương lẫn nhau dẫn đến hạnh phúc
– Nhận ra sống xấu ác với nhau dẫn đến đau khổ.
– Có tấm lòng nhân ái, yêu thương
– Yêu điều thiện lành hơn điều xấu ác.
– Yêu người sống vì cộng đồng hơn người sống cá nhân
– Yêu pháp cao thượng hơn pháp thấp hèn
– Nhận ra "Tứ diệu đế & quot; (khổ đế; tập đế; diệt đế và đạo đế)

2. CHÁNH TƯ DUY (Cách suy nghĩ, suy luận)
”Tư duy” là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
– Hiểu nhân quả, mọi sự không ngẫu nhiên xảy ra, mà do có nguyên nhân từ trước tạo thành
– Mọi kết quả mình nhận được đều có nguyên nhân
– Hiểu rõ gieo nhân lành nhận quả lành, gieo nhân xấu nhận quả xấu
– Nhìn nguyên nhân biết kết quả, nhìn kết quả biết nguyên nhân.
– Hiểu rõ quá trình gồm: nguyên nhân cộng với các điều kiện tạo thành kết quả
– Hiểu biết rõ thiện ác, đúng sai
– Biết bỏ nguyên nhân gây khổ, tạo khổ.
3. CHÁNH NGỮ (Lời nói và việc trao đổi lời nói với những người gần bên)

”Ngữ” là lời nói. ”Chánh ngữ” là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
– Chỉ nói thật những gì mình đã trải qua, đã biết. Không nói dối, nói láo.
– Nói điều thiện có ích cho người nghe, với mục đích giúp đỡ.
– Không nói sai sự thật, nói điều gian dối. Không nói ác gây đau khổ cho người khác.
– Nói đúng, nói đầy đủ các nguyên nhân sự kiện.

4. CHÁNH NGHIỆP (Công ăn việc làm, nghề nghiệp)
”Nghiệp” – gốc từ tiếng Phạn – có nghĩa là hành động có tác ý. ”Chánh nghiệp” nghĩa là hành
động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính.
– Công việc lành: là những việc có lợi cho mình, mà không gây hại cho người khác và môi trường
– Công việc thiện tốt: là những việc ích lợi cho người khác, cho tập thể, cho cộng đồng.
– Không làm công việc xấu ác: hại người khác, hại môi trường, mặc dù có lợi cho mình.
– Ngăn chặn việc xấu ác: dùng lời nói hay hành động để ngăn chặn khi thấy việc hại người, hại môi
trường

5. CHÁNH TINH TIẾN (Nỗ lực và cố gắng cá nhân)
”Tinh tiến” là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chính, thẳng

tiến đến mục
đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và
cho người.
– Phải có cho mình đức tính chăm chỉ, không lười nhác
– Chăm chỉ thực hiện ”bát chánh đạo”, càng nhiều thời gian càng tốt
– Giúp điều thiện, điều cao thượng tăng trưởng trong gia đình mình và xã hội
– Xóa bỏ dần điều xấu ác thấp kém cho gia đình mình và xã hội

6. CHÁNH MỆNH (Biết và chăm sóc thân thể)
”Mệnh” là sự sống, đời sống. Đời sống chân chính nghĩa là sống một cách chân chính bằng nghề
nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
Giữ gìn thân thể khỏe mạnh sạch sẽ, bằng các phương pháp:

Ăn uống điều độ, đầy đủ, lành mạnh, đúng giới hạn, hợp vệ sinh
Ăn các món lành không dính đến sát sinh trên sự đau khổ của loài khác
Tránh ăn các chất kích thích gây nghiện hại thân thể, trí tuệ, tâm tính
Chỉ ăn các món lành giúp thân khỏe, trí tuệ sáng, tâm bình an Ngủ nghỉ nơi trong sạch thiên nhiên thoáng đãng, nhiều năng lượng tốt để phục hồi sức khỏe Tránh nằm nơi ồn ào, bẩn, độc hại

7. CHÁNH NIỆM (Tư duy tỉnh táo, bén nhạy)
”Niệm” là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chính. ”Chánh niệm” có hai chiều kích: ”chánh ức niệm” và ”chánh quán niệm”. ”Ức niệm” là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. ”Quán
niệm” là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
– Nhận biết khi nóng giận biết mình giận, không nói, không quyết định khi nóng giận
– Nhận biết khi tham lam biết mình tham lam, không nói, không quyết định khi tham lam
– Tâm bình tĩnh, an lành, trí sáng suốt mới nói, mới quyết định, mới làm
– Quán thân, thọ, tâm, pháp.

8. CHÁNH ĐỊNH (Biết bình tĩnh, tự chủ)
”Định” trong Phật học hiểu là thiền định. ”Định” nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định.
”Chánh định” là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
– Tự chủ, làm chủ được cơn nóng giận
– Tự chủ làm chủ được lòng tham lam
– Tự chủ được lời nói, làm chủ được hành động
– Giữ được bình thản, bình tĩnh, bình an trong mọi tình huống, xử trí sự việc
– Tâm an lạc hạnh phúc, trí tuệ thông suốt
Tóm lại, bát chánh đạo là pháp môn rất thiết yếu, rất thực tế, rất thông dụng cho bất cứ ai, không
cứ phải là Phật tử, trên thế gian này, muốn xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa, muốn sống trong
an lạc và hạnh phúc. Bát chánh đạo giúp cho con người cải thiện tự thân.

Theo giáo lý Phật giáo, không cần phải thờ phượng Đức Phật Thích Ca hay bất cứ vị Phật nào – mà chỉ cần sống đúng theo tinh thần bát chánh đạo, bất cứ người nào cũng đều được an lạc và hạnh phúc – cao hơn nữa, đều được giác ngộ và giải thoát. Bằng như ngược lại, lập bàn thờ Phật tại gia, đi chùa lễ lạy, mà không sống đúng theo tinh thần bát chánh đạo, dù là Phật tử tại gia hay xuất gia, cũng chẳng có ích lợi gì. Đó mới thực là chánh đạo vậy.

Hạnh phúc thiên đường
Còn một con đường hạnh phúc nữa – tôi gọi là ”hạnh phúc thiên đường”.

Sermon on the Mount

Những ai đã có dịp đi Thánh Địa Do Thái, chắc vẫn còn nhớ đến ngôi nhà nguyện nhỏ nhắn xinh xinh, nằm trên triền đồi vùng Gallilêa, không cách xa làng Cana bao nhiêu, nơi tương truyền rằng chính chỗ đó Đức Kitô lại trao ban cho con người một con đường đưa đến hạnh phúc thiên đường – thường được gọi là ”bát phúc”, ”tám mối phúc thật” hay ”hiến chương hạnh phúc”:

”Phúc cho ai có lòng khó nghèo,
Vì nước Trời là của họ
Phúc cho người hiền lành,
Vì họ sẽ được đất làm gia nghiệp
Phúc cho kẻ ưu phiền,
Vì họ sẽ được ủi an,
Phúc cho người khát khao công chính,
Vì họ sẽ được no đầy
Phúc cho ai biết xót thương người khác,
Vì họ sẽ được xót thuơng
Phúc cho những ai tinh sạch trong lòng,
Vì họ sẽ được nhìn thấy Đức Chúa
Phúc cho người tác tạo hòa bình,
Vì họ sẽ được gọi là con Đức Chúa
Phúc cho ai bị bách hại vì công lý,
Vì nước Trời là của họ (Mt, 5, 2-10)

Sở dĩ tôi gọi “bát phúc” này là con đường dẫn đến “hạnh phúc thiên đường” – là bởi vì có những hạnh phúc khó – hay không có thể cảm nhận được nơi gian trần này, như những cảm nghiệm“nước trời là của họ”; “ được gọi là con Thiên Chúa”; “được nhìn thấy Đức Chúa”.
Nhưng phải chăng như thế – “hiến chương hạnh phúc” này không hiện sinh, không gần kề với đời sống ngày thường hay sao?
Không, tâm trạng huống “lòng khó nghèo”; “hiền lành”; “ưu phiền”; “khát khao công chính”; “xót thương người khác”; “tinh sạch trong lòng”; “tác tạo hòa bình”; “bị bách hại vì công lý” rất
thực hữu trong thế giới hiện tại.
Vì “nhân dục vô nhai” nên sinh ra ghen ghét, oán thù, muốn chiếm đoạt tất cả – nên cần sống lòng khó nghèo. (Xin phân biệt rõ ràng về “khó nghèo” và “lòng khó nghèo”: có thể mình “khó nghèo”- tức “không sang giàu” nhưng chưa chắc đã có “lòng khó nghèo” – tức lòng an phận với cái mình “là” và mình “có”, không thèm thuồng, không mong có nhiều của cải hơn nữa). Nếu lúc nào cũng nghĩ đến việc “ăn miếng trả miếng”, lúc nào cũng muốn mình phải hơn người, thì sẽ sinh ghen tức, bực dọc – chẳng còn hiền lành nữa. Nếu gặp những khổ đau, bất trắc mà vẫn thanh thản đó nhận tình huống đó, tức biết đón nhận “ưu phiền”. “Khát khao công chính” là muốn cho công lý được
thể hiện mọi nơi, mọi lúc, cho hết mọi người, lúc nào cũng biết xót thương, chia cơm sẻ áo với những người nghèo đói, gặp tai ương. “Tinh sạch trong lòng” là chân thật, không dối trá, lừa đảo.
Lúc nào cũng muốn đem hòa bình, an vui đến cho mọi người – tức “kiến tạo hòa bình”. Việc “bị bách hại vì công lý” ngày nay xảy ra nhan nhản trên thế giới – ngay cả trong lãnh vực tự do tôn
giáo.
Nhưng vấn đề là khi thực hiện vế đầu của hiến chương nước trời này – chúng ta nhận được những kết quả – đôi khi chẳng thấy “ăn nhập” gì với đời sống ngày thường cả – như “nước Trời là của họ”; ”sẽ được nhìn thấy Đức Chúa”; “sẽ được gọi là con Đức Chúa” và “nước Trời là của họ” – và do vậy nhiều người phê bình “bát phúc” này chỉ là một thứ “utopie – điều không tưởng”. Chính vì thế, tôi mới gọi “bát phúc” là đường đưa tới “hạnh phúc thiên đường” – hiểu theo nghĩa là “hạnh phúc mai hậu”, “hạnh phúc vĩnh hằng” – nơi tất cả chỉ là tình yêu viên mãn. Trong ngôn ngữ Phúc Âm, tuyệt đỉnh của hạnh phúc là được kết hiệp với Thiên Chúa, và sự kết hiệp này còn được gọi là “hưởng hạnh phúc Nước Trời”.
Khi so sánh “bát chánh đạo” và “bát phúc” – chúng ta nhìn ra ngay hai con đường hạnh phúc khác nhau.
”Bát chánh đạo” của Đức Phật là con đường tu đức – khởi từ chính bản thản mình trong tương quan “hiện tại”, “tại thế” với chính mình và với tha nhân, tạo nên một thiên đường hạ giới, một an bình trần gian dẫn vào cõi Niết Bàn. Con đường tu đức này rất năng động, chỉ dạy cho con người biết dùng lý trí và ý chí để giải thoát chính mình. Với đường lối tu đức này, Đức Phật là vị thày vô cùng cao siêu, xuất chúng.
Còn “bát phúc” của Đức Kitô đặt con người trong tương quan với Đức Chúa – mà mẫu mực toàn thiện là chính Đức Giêsu, kẻ là dâng cả cuộc đời cho Thiên Chúa và mở rộng tới tha nhân. Thế
nên linh đạo của “bát phúc” là một ơn ban của Đức Chúa mà tự sức con người trần thế khó mà thực hiện được.
Nhưng nếu đem so sánh nguyên căn của “bát chánh đạo” (tương quan yêu thương và an bình với tha nhân) và “bát phúc” (con người trong tương quan với Đức Chúa và mở rộng tới tha nhân) –
chúng ta sẽ thấy có một mẫu số chung, đó là sự kết hợp của con người vào Đấng-Tối-Cao. Nói một cách khác, cảm nhận được trong con người mình có một sức siêu linh và để rồi sống trọn vẹn cuộc đời trong kết hợp với huyền nhiệm của Đấng-Là-Tình-Yêu là thứ hạnh phúc diệu vợi nhất của con người.
(Quý độc giả có thể đào sâu cảm nghiệm hạnh phúc này trong bài “Con đường hạnh phúc qua kinh “Lạy Cha”, Nguyễn Trọng Lưu, “Bài chia sẻ tĩnh tâm Mùa Chay cho Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam  tại Århus, 12.03.2014 – trong “nguyentrongluu.blogspot.com”.)